Hội Thiên văn học Hoàng gia Canada thông báo: Cô bé Kathryn Aurora Gray tỉnh New Brunswick, Canada khi cùng với cha - một nhà thiên văn nghiệp dư - quan sát kính viễn vọng đã trở thành người trẻ tuổi nhất phát hiện ra một ngôi sao hoàn toàn mới trong số các loại sao Supernova (sao Siêu mới).

 

Cô bé Kathryn trở thành người trẻ tuổi nhất thế giới phát hiện một sao Siêu mới.

Kathryn Gray phát hiện ra ngôi sao Siêu mới trong bức ảnh chụp Thiên hà UGC 3378 trong chòm sao Giraffe mà bố cô là Paul Gray và bạn ông là David Lane chụp được trên kính viễn vọng của Đài thiên văn nghiệp dư Abbey Ridge.

Cô bé quan sát bức ảnh chụp Thiên hà UGC 3378, mà bố cô cùng bạn chụp được vào đầu năm mới, trong đó nổi lên một ngôi sao nhỏ có cấp độ 17 (trong thang sắp xếp về độ lớn), mà trong tất cả những bức ảnh trước chưa ai nhận ra.  Ông bố đã giúp cô gửi thông báo về phát hiện của mình đến Liên đoàn thiên văn quốc tế.  

Ngay lập tức hai nhà thiên văn Mỹ là Brian Tieman bang Illinois và  Jack Newton bang Arizona khẳng định sự đúng đắn của phát hiện này. Sau đó, Liên đoàn thiên văn quốc tế đã chính thức gửi điện công nhận phát hiện của cô bé và ký hiệu ngôi sao mới này là SN2010lt.

Đối với David Lane, đây là ngôi sao Siêu mới thứ tư mà ông phát hiện, đối với Paul Gray là ngôi sao thứ thứ bảy, còn đối với con gái ông, cô bé Cathryn thì đây là phát hiện đầu tiên của cô.

Những ngôi sao Siêu mới là những ngôi sao bùng cháy ở giai đoạn tiến hoá cuối cùng của những vì sao khổng lồ, khi cạn kiệt nhiên liệu nhiệt hạch. Phản ứng nhiệt hạch tắt dần ở giữa, khiến nó bị nén lại vào phía tâm của thiên thể.

Kết quả là ngôi sao bị nổ rất mãnh liệt phát ra ánh sáng rực rỡ trong toàn thiên hà. Sau đó, ánh sáng tắt để lại một lỗ đen hoặc một ngôi sao nơtron. Cũng chính do vụ nổ của các ngôi sao Siêu mới trong không gian vũ trụ, những nguyên tố siêu nặng phát tán ra xung quanh, tạo ra các hành tinh, như Trái đất của chúng ta.

 

                                                                             Theo VietNamnet

 

 

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục