Lâm Ðồng nằm ở Nam Tây Nguyên, có điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh rau, hoa, cây ăn quả, công nghiệp, dược liệu... Là tỉnh miền núi có khá đông các dân tộc thiểu số sống rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm qua, Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ (KHCN) Lâm Ðồng đã triển khai thực hiện các dự án chuyển giao KHCN cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống của bà con nơi đây.
Dựa vào điều kiện thực tế địa phương, Trung tâm đã phát huy thế mạnh của mình là ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sản xuất. Ðiển hình như xây dựng các quy trình kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để nuôi cấy, lưu giữ, bảo tồn gien; sản xuất cây giống hoa, rau đạt tiêu chuẩn, sạch bệnh; chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật trồng nấm, xử lý phế phẩm nông nghiệp làm phân bón; xử lý chất thải... Trong thời gian qua, Trung tâm đã xây dựng một số mô hình sản xuất hoa công nghiệp và chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho bà con nông dân như mô hình trồng su hào, cải dưa, đậu cô-ve... tại huyện Di Linh, Ðức Trọng, Ðơn Dương. Các mô hình sản xuất rau an toàn đã giúp nông dân các vùng dân tộc thiểu số tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tổ chức trồng các loại rau thương phẩm, mang lại hiệu quả cao hơn so với những cây trồng khác.
Ngoài ra, Trung tâm cũng chuyển giao kỹ thuật thâm canh chè cành, cà-phê, trồng mây dưới tán rừng tại vùng dân tộc thiểu số các huyện Bảo Lâm, Ðức Trọng, Lâm Hà; triển khai nhân rộng những kết quả nghiên cứu đề tài, dự án, thông tin KHCN như ứng dụng năng lượng mặt trời để đun nước nóng cho các nhà trẻ, trạm y tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý đất đai, quản lý tài nguyên và các hoạt động kinh tế - xã hội; nhân giống, trồng và chăm sóc cây chuối La Ba...
Giám đốc Trung tâm Võ Khiếm cho biết, qua việc triển khai các đề tài, dự án KHCN, Trung tâm đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Tăng cường trang thiết bị các phòng thí nghiệm để nghiên cứu, sản xuất nhiều loại cây giống sạch bệnh, các chế phẩm sinh học... Ðây là điều kiện thuận lợi để Trung tâm thực hiện có hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN tại địa phương.
Những dự án sản xuất rau, hoa theo hướng công nghiệp giúp nông dân áp dụng giống mới sạch bệnh, kỹ thuật sản xuất tiên tiến đã tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Các mô hình chuyển giao kỹ thuật giúp nhân dân tiếp cận những quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình.
Giám đốc Trung tâm Võ Khiếm chia sẻ những kinh nghiệm để hoạt động chuyển giao KHCN cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả cao. Ðó là cần có sự tham gia phối hợp tốt của các cơ quan chuyên môn, của chính quyền, đoàn thể địa phương. Nên lồng ghép, kế thừa các dự án đang thực hiện trên cùng địa bàn nhằm huy động các nguồn lực, sự đóng góp của người dân. Chọn lựa, hoàn thiện các quy trình kỹ thuật chuyển giao phải bảo đảm tính tiên tiến, nhưng phù hợp với trình độ, điều kiện canh tác của nông dân. Phương pháp hướng dẫn kỹ thuật cho nhân dân cần thật cụ thể với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi, theo từng công đoạn sản xuất, theo kiểu 'cầm tay chỉ việc'. Từ đó mới giúp nông dân dễ dàng tiếp thu và áp dụng tốt các quy trình kỹ thuật trong sản xuất. Ngoài ra, cán bộ kỹ thuật viên cần có chuyên môn và kinh nghiệm để hướng dẫn nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn, tham gia các dự án khác.
Ðể thực hiện tốt hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN cho các địa phương, Giám đốc Trung tâm Võ Khiếm cho rằng, Nhà nước nên quan tâm hơn nữa, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị và nhân lực để các trung tâm đủ năng lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, giao cho các trung tâm những nhiệm vụ thường xuyên để nhanh chóng ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu nhân rộng. Ðó cũng là điều kiện giúp trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường thêm tiềm lực. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ nên xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ, giúp các trung tâm tìm kiếm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới tại địa phương. Bộ KH - CN nên giao các đề tài, dự án mang tính liên vùng, trung tâm các tỉnh cùng tham gia nghiên cứu để chia sẻ kết quả, tránh trùng lặp, lãng phí.
Theo ND
Mới đây một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm Berkeley và Học viện công nghệ California (Caltech, Mỹ) đã thành công trong nghiên cứu chế tạo một loại thủy tinh kim loại với độ cứng và dẻo đến khó tin ngay cả khi bị nén.
(HBĐT) - Đã từ rất lâu, cứ vào mùa khô hàng năm, người dân xóm Quê Kho, xã Tú Sơn (Kim Bôi) luôn đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, sự khan hiếm nước tại đây đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân.
(HBĐT) - Chỉ tay về phía những cánh rừng xanh mướt trước mặt, ông Bùi Văn Bây, Phó Chủ tịch UBND xã Lạc Hưng, huyện Lạc Thủy phấn khởi: Trước đây, những cánh rừng đó chỉ là lau lách xác xơ và tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất khó kiểm soát. Nhưng bây giờ, những cánh rừng đó đã mang lại no ấm với một cuộc sống mới đầy khởi sắc cho vùng đất ở Lạc Hưng này.
Năm 2010, trung bình một ngày đã có hơn 160 nghìn máy tính bị nhiễm virus, con số báo động về tình hình virus máy tính tại Việt Nam.
Hóa thạch của con thằn lằn bay (dực long) cái cùng với trứng của nó đã được các tay săn hóa thạch phát hiện tại Trung Quốc. Tạp chí Science đã có bài viết của các nhà cổ sinh vật học mô tả một số điểm khác biệt về giới tính đối với loài thằn lằn bay. Theo đó, con đực có cái mào và con cái không có.
Silicon Power vừa chính thức giới thiệu dòng thẻ CompactFlash - CF có dung lượng tới 64GB, tốc độ 600x dành cho máy ảnh số chuyên nghiệp.