Một thời, các hợp chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) và các nhóm hóa chất nhân tạo nằm trong danh mục POPs ((PCB) được coi là những phát hiện lớn về khoa học kỹ thuật (KHKT), góp phần bảo vệ sức khỏe con người và gia tăng giá trị kinh tế.
Tuy nhiên, các nghiên cứu sau đó đã phát hiện POPs còn ẩn độ độc hại rất cao, dễ lây lan, nhưng lại khó phân hủy. Giới khoa học gọi chúng là "sát thủ giấu mặt" và khuyến cáo các quốc gia loại bỏ.
Nhận diện "sát thủ giấu mặt"
Sử dụng máy sắc ký khí tại Viện Công nghệ Môi trường (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phân tích hợp chất thuốc trừ sâu nhằm ngăn ngừa, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ảnh: TTXVN
Theo TS Nguyễn Anh Tuấn (Tổng cục Môi trường-Bộ TN&MT), POPs và PCB là các hợp chất được sử dụng nhiều trong sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm chống cháy (bình cứu hỏa), biến thế điện, giấy than, mực in, thậm chí trong một số đồ điện gia dụng, vỏ máy tính xách tay, dầu nhờn, chất chống bụi… Đây là các hợp chất do con người chủ động tạo ra và từng được coi là những thành tựu KH-KT nhưng mặt trái của nó là tác động trở lại đối với môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc phát hiện và loại trừ POPs là rất khó khăn. Nhiều khi vô tình và thiếu hiểu biết cũng là nguyên nhân gây tác hại. Ví dụ, như việc đốt rác thải y tế, vỏ bao bì, bìa carton, cao su, vỏ nhựa ngoài môi trường, POPs lan tỏa trong không khí rồi ngấm vào cơ thể con người. Chúng có độ nguy hại cao, độ phân tán rộng và tồn tại lâu dài trong môi trường, tới hàng chục năm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây ung thư. Độ độc hại của các chất POPs cao như vậy, nhưng con người không thể nhìn thấy và cũng không rõ khi nào chúng sẽ phát tác, gây hại. Hiện tại, khoa học mới chỉ ghi nhận được 21 nhóm hóa chất POPs nguy hại, sẽ còn phải tiếp tục nghiên cứu.
POPs là vấn đề còn khá mới ở Việt Nam. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Bùi Cách Tuyến nhận định, từ lâu các nước phát triển đã rất quan tâm đến việc xử lý, tiến tới loại bỏ các loại hợp chất này ra khỏi sản xuất và đời sống xã hội. Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe con người và môi trường trước các loại hóa chất tồn tại lâu dài trong môi trường, Công ước Stockholm (công cụ pháp lý quốc tế về hóa chất và chất thải nguy hại, có hiệu lực kể từ tháng 4-2004) đã được 172 quốc gia và tổ chức kinh tế phê chuẩn, tham gia, trong đó có Việt Nam. Dù tham gia khá sớm, nhưng đến nay, ở Việt Nam vấn đề này mới chỉ dừng ở góc độ nghiên cứu trong các trường đại học, trung tâm nghiên cứu. Thực tế, cộng đồng xã hội còn chưa biết nhiều về POPs và PCB, một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh nhân ung thư. Vì vậy, Bộ TN&MT đang phối hợp với các ngành liên quan nỗ lực nghiên cứu, tuyên truyền và loại bỏ các hóa chất nguy hại trước năm 2028 theo lộ trình Công ước quy định. Trước mắt, với sự giúp đỡ tài chính của Quỹ Môi trường toàn cầu và Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang triển khai một số dự án nhằm giảm thiểu tác hại của POPs, PCB.
Nỗ lực kiềm chế POPs
Theo GS-TS Nguyễn Hùng Việt, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ môi trường và phát triển bền vững (thuộc Trường Đại học Khoa học tự nhiên), ngay từ những năm 1970, thế giới đã có cảnh báo về sự nguy hại của POPs. Năm 1972, Nhật Bản đã dừng sản xuất PCB. Mỹ và Anh dừng năm 1977, Đức và Italia dừng năm 1983. Giữa thập niên 1980, các nước Đông Âu dừng sản xuất PCB. Đến năm 1996, Liên minh châu Âu ra hướng dẫn loại bỏ tất cả việc sử dụng PCB trước năm 2010.
Theo một số chuyên gia, ở Việt Nam, dù chưa có nhiều thông tin về POPs, PCB nhưng các chất này đã bị loại bỏ khá nhiều. Nhiều sản phẩm, máy móc nhập khẩu từ các nước tiên tiến đã được loại bỏ POPs và PCB. Hiện tại, chỉ còn các sản phẩm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật là còn sử dụng nhiều, nhất là tại nông thôn. Với một số hợp chất khác, được dùng để chế tạo giấy than, mực in, bình cứu hỏa và đồ gia dụng…Việt Nam chỉ cho phép sử dụng rất hạn chế, nhưng phải có biện pháp kiểm soát và dần thay thế bằng hợp chất khác hiệu quả hơn.
Với mục tiêu tăng cường năng lực và xây dựng được hệ thống quản lý PCB an toàn về môi trường tại một số khu vực thí điểm của Việt Nam, Quỹ Môi trường toàn cầu thông qua WB đã tài trợ cho Việt Nam 7 triệu USD, đồng thời cử chuyên gia sang hỗ trợ công tác nghiên cứu, tăng cường năng lực quản lý PCB, POPs. Phía Việt Nam đóng góp 10 triệu USD, huy động nhiều nhà khoa học cũng như các cơ quan nghiên cứu nhằm từng bước đẩy lùi và hoàn thành việc loại bỏ các "sát thủ giấu mặt" trước năm 2028, góp phần tạo dựng môi trường phát triển bền vững.
Theo HaNoiMoi
Theo lộ trình 2011 của Dell vừa bị rò rỉ trên mạng, một mẫu tablet chạy trên hệ điều hành Windows 8 sẽ được hãng này tung ra thị trường vào tháng 1/2012 tới. Mẫu tablet này có tên mã là Pẹju.
Sau giai đoạn beta, phiên bản RC của Internet Explorer (IE) vừa được ra mắt người dùng với nhiều cải tiến về giao diện lẫn tốc độ thực thi. Hãy cùng Nhịp sống số điểm qua những nét mới của trình duyệt đến từ Microsoft này
Truyền thông Trung Quốc cho biết vết sáng Mặt Trời lớn nhất trong hơn bốn năm qua đã phá các hệ thống truyền thông bằng sóng ngắn ở nước này.
Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), từ ngày 30/3 tới, tất cả các đại lý game trên toàn quốc sẽ không được hoạt động sau 22h hôm trước đến 8h sáng ngày hôm sau.
Các nhà khoa học vừa công bố con số đo được về lượng thông tin của thế giới đã lưu trữ đến năm 2007 trên tạp chí Science (Khoa học). Đây là một con số khổng lồ.
Thời báo Straits ngày 16/2 đưa tin một nhóm các nhà khoa học đến từ Singapore và Pháp đã phát hiện ra hai kháng thể có thể làm mất tác dụng/vô hiệu hóa một số dòng virus chikungunya, một bước đột phá có thể giúp các nhà khoa học tiếp cận việc phát triển liệu pháp chữa trị bệnh chikungunya (gây ra bệnh cứng khớp làm lưng còng xuống).