Hồ Văn Quán là nơi đầu tiên áp dụng các kỹ thuật bẫy rùa tai đỏ. Theo nhiều người dân, trước kia tại khu vực này có rất nhiều rùa tai đỏ sinh sống.

Hồ Văn Quán là nơi đầu tiên áp dụng các kỹ thuật bẫy rùa tai đỏ. Theo nhiều người dân, trước kia tại khu vực này có rất nhiều rùa tai đỏ sinh sống.

Ba ngày qua, những thiết bị bẫy rùa tai đỏ đã được thử nghiệm tại hồ Văn Quán (Hà Đông) - trước khi áp dụng ở hồ Gươm. Nhiều rùa tai đỏ 'mon men' lên phơi nắng, nhưng không bị sập bẫy.

 

 

Ba chiếc bẫy được đặt sát nhau. Một chiếc bẫy đặt chìm dưới nước, chiếc bẫy khác đặt nổi trên mặt nước, một chiếc nữa được điều khiển từ xa...
Chiếc bẫy đặt nổi trên nước được làm thủ công bằng phên tre với nhiều cót ép. Phía trên có một chiếc lồng để hở một khe nhỏ vừa đủ cho rùa tai đỏ chui vào, trong khi đó bên trong bẫy có nhiều loại thức ăn rùa ưa thích (màu vàng), nếu rùa chạm phải thức ăn, chiếc lồng sẽ ụp xuống.
Những chiếc bẫy trên đặt gần bờ, nhiều nguời dân qua lại, thi thoảng lại có người đi chơi đạp vịt trên hồ, nên rùa tai đỏ rất cảnh giác.
Trong một thời gian dài, nhiều chú rùa tai đỏ leo lên chiếc bẫy thủ công làm bằng lồng tre, vì nó có bề mặt cho rùa bò lên phơi nắng. Tuy nhiên, do chiếc bẫy làm thủ công, nên nếu rùa tai đỏ có sập bẫy, phải có một người ra gỡ bẫy, bắt rùa và dựng bẫy lên để 'lừa' chú rùa khác.
Tuy nhiên thi thoảng mới có chú rùa tai đỏ 'mon men' lên chiếc bẫy này, và cũng theo nhiều người dân quanh đây, chúng rất ít khi sập bẫy.
Trong khi đó những chiếc bẫy còn lại, không có chú rùa nào mắc bẫy. Theo cơ chế hoạt động, chiếc lồng bẫy bằng nan tre hình như chiếc hom này, rùa sẽ leo lên các nan tre và nếu rùa lọt vào sẽ không ngoi ra được.
Một chiếc lồng mang đậm dấu ấn khoa học kỹ thuật, được điều khiển từ xa, nhưng cũng không có rùa tai đỏ nào sập bẫy trong ngày 25/2.
Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội thử nghiệm đặt bẫy rùa tai đỏ tại hồ Văn Quán. Nếu thành công, những chiếc bẫy kiểu này sẽ được đặt tại hồ Gươm, nơi có rất nhiều rùa tai đỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng chính sự xuất hiện quá nhiều rùa tai đỏ tại hồ Gươm đã tranh mất nguồn thức ăn, thậm chí có thể gặm mai của cụ rùa.

 

 

                                                      Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các mô hình trồng ngô năng suất cao được nhân dân các địa phương đón nhận.
Bạn có thể bị đánh cắp mật khẩu quan trọng khi dùng wifi

Biến nhựa thải thành nhiên liệu ngay tại nhà

Tại Washington DC, Mỹ, các nhà khoa học đang thử nghiệm một nhà máy công suất lớn để biến các loại nhựa phế thải như túi xách, vỏ chai… thành dầu thô cung cấp cho máy phát điện. Bạn cũng có thể thực hiện được ngay điều này trong căn hộ của mình với chiếc máy mini của hãng Takachi, Nhật Bản.

Trend Micro chính thức nhảy vào thị trường phần mềm diệt virus

Bằng việc chính thức ra mắt phiên bản phần mềm Titanium Maximum Security (TMS) 2011 tại TPHCM ngày 24.2, Trend Micro đã chínht hức đặt chân vào thị trường phần mềm diệt virus dành cho cá nhân tại VN.

10 năm nữa, con người sẽ lên sao Hoả

Theo Phó giám đốc Tập đoàn sản xuất tên lửa Nga “Energia” là phi công vũ trụ Pavlov Vinogradov, vào thập kỷ sau, tối đa 10 năm nữa, con người sẽ bay lên sao Hoả.

Các tỉnh Bắc Bộ trời hửng nắng, nhiệt độ tăng dần

Do các tỉnh miền Bắc vẫn chịu ảnh hưởng của rìa tây nam lưỡi áp cao lạnh suy yếu và di chuyển ra phía Đông, riêng phía Tây Bắc Bộ còn kết hợp với rìa đông nam vùng áp thấp phía Tây phát triển chậm nên hôm nay (25/2) trời nhiều mây, đêm và sáng sớm có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Gió Đông Nam cấp 2, cấp 3. Đêm và sáng sớm trời rét.

Khoa học Malaysia phát minh ra que thử bệnh tả

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học Malaysia (USM) đã phát minh ra một bộ xét nghiệm phân tử để phát hiện ADN của vi khuẩn bệnh tả có chi phí thấp, ít tốn thời gian, dễ sử dụng và thân thiện với môi trường.

67 loài cá mới được ghi nhận ở lưu vực sông Mê Kông

Đây là kết quả được công bố sáng nay 24.2 tại ĐH Cần Thơ, của một cuộc nghiên cứu kéo dài 5 năm thuộc dự án “Con người, hệ sinh thái và việc sử dụng hợp lý nguồn lợi tự nhiên ở lưu vực sông Mê Kông và Chao Phraya”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục