Một số hộ ở khu 1B, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ áp dụng đúng quy trình.
(HBĐT)- Khởi đầu từ năm 2009, hàng trăm nông dân trên địa bàn huyện Tân Lạc đã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn trên đồng ruộng với mong muốn tăng thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường. Ấy vậy nhưng sản phẩm do bà con làm ra vẫn chưa được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ gần như “bó gọn” trong phạm vi huyện. Việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở vào tình cảnh loay hoay.
Có 6 xã, thị trấn của huyện Tân Lạc triển khai mô hình nông nghiệp hữu cơ gồm Đông Lai, Thanh Hối, Phong Phú, Quy Mỹ, Tử Nê và thị trấn Mường Khến. Theo ông Bùi Văn Uôi - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Hối, tạo quỹ đất tập trung đã là chuyện khó lại thêm tuân thủ quy trình sản xuất nghiêm ngặt, tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, những nông dân tham gia sản xuất vẫn đồng lòng, tâm huyết, hăng say triển khai thực hiện mô hình. Xóm Sung, xã Thanh Hối không chỉ là xóm tiên phong mà còn là điểm đầu tiên hình thành nhóm cùng sở thích nông nghiệp hữu cơ. Anh Bùi Văn Nhượng - trưởng nhóm chia sẻ: Bình quân các hộ trong nhóm đã sản xuất được 4 - 5 vụ rau, chủ yếu rau vụ đông. Việc chăm sóc rau hữu cơ vất vả hơn nhiều so với làm các sản phẩm rau bày bán tràn lan nhưng do ít người biết đến nên giá bán còn thấp. Nông hộ trồng đa dạng các loại rau như: cải xanh, cải bắp, cà tím, su hào, cà rốt, súp lơ... nhưng chỉ bán được với giá mặt bằng tại thị trường các chợ.
Lý giải nguyên do vì sao giá sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chỉ bằng với giá sản phẩm thường, bà Trần Thị Huyền - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho hay: Sản phẩm của bà con vẫn chưa được tiến hành kiểm tra mẫu đất và một số điều kiện khác, đồng nghĩa với việc chưa được cấp chứng chỉ PGS (chứng nhận sản phẩm hữu cơ sạch, an toàn). Hiện tại, sức tiêu thụ của sản phẩm không lớn, chủ yếu tại thị trường các chợ trong huyện. Hội đã tiến hành hội thảo với một số siêu thị bán lẻ ở Hà Nội với mong muốn vươn ra thị trường các tỉnh, thành lân cận, song không thành công bởi để được các siêu thị này chấp nhận, bắt buộc sản phẩm phải có chứng nhận PGS. Cũng theo bà Huyền, để có được chứng chỉ, mỗi nhóm nông hộ tham gia phải bỏ chi phí không nhỏ (thấp nhất cũng 10 triệu đồng). Nguồn nước phục vụ vùng sản xuất chưa đảm bảo cũng là điều kiện còn thiếu ở một số điểm sản xuất trước khi tính đến việc cấp chứng chỉ.
Giá cả không tương xứng chất lượng sản phẩm rau sạch, an toàn và công sức bỏ ra, bà con các vùng sản xuất trong huyện loay hoay không biết trồng gì để đảm bảo thu nhập. Trong số 6 xã triển khai sản xuất mới thành lập được 3 nhóm nông hộ tại xóm Ào (xã Quy Mỹ), xóm Sung (xã Thanh Hối) và xã Tử Nê. Lượng rau, củ, quả hữu cơ do bà con nông dân làm ra vẫn chủ yếu bán lẫn lộn với các sản phẩm rau tại các chợ phiên, chợ cóc, chợ lẻ. Bước đầu, sản phẩm mới chỉ tiếp cận một số bếp ăn trường học bán trú, đơn vị bộ đội đứng chân trên địa bàn, song cơ bản vẫn chỉ đáp ứng nhu cầu nhỏ, lẻ.
Thị trường tiêu thụ khó khăn xuất phát từ nguyên nhân sản phẩm chưa được quảng bá rộng rãi. Để duy trì bền vững các mô hình nông nghiệp hữu cơ, không thể thiếu sự hỗ trợ, quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan. Bà Chủ tịch Hội Nông dân huyện cũng cho rằng, trước mắt cần tập trung quảng bá nhiều cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nông dân, đồng thời giải quyết vấn đề chứng nhận sản phẩm sạch, an toàn. Nếu được huyện dành quỹ đất làm quầy hàng giới thiệu và bán sản phẩm tại điểm chợ Lồ, xã Phong Phú trên trục quốc lộ 6, chắc chắn khách trong tỉnh, ngoài tỉnh biết đến sản phẩm hữu cơ của Tân Lạc nhiều, lượng tiêu thụ cũng mạnh hơn.
Bên cạnh đó, để mô hình nông nghiệp hữu cơ lan rộng cần chú trọng chuyển giao KH- KT trồng rau, củ, quả an toàn cho bà con. Đến thời điểm này, Hội Nông dân huyện đã triển khai 49 lớp tập huấn cho nông dân 12/24 xã về ủ phân vi sinh hữu cơ bằng nguồn nguyên liệu tự nhiên trước khi đưa ra đồng ruộng, bình quân mỗi lớp thu hút 20 - 25 học viên. Sau khi được học tập, hướng dẫn trực tiếp trên đồng ruộng, nông hộ có chuyển biến nhận thức tốt, biết cách tự tạo nguồn phân hữu cơ làm sạch đất, cải tạo môi trường.
Lạc Bình
(HBĐT) - Huyện Mai Châu có tổng diện tích đất nông nghiệp 49.619 ha, trong đó có 35.388 ha đất có rừng. Những năm qua, nhân dân các dân tộc huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, tham gia lực lượng bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Cụ Rùa ở hồ Gươm, Hà Nội, sẽ được đưa lên cạn bằng lưới vào cuối tuần này, và thời gian dưỡng thương có thể kéo dài tới hai năm, giới chức thành phố cho biết chiều nay.
Chuyển động của cực từ Bắc đang gây nên vấn đề nghiêm trọng cho ngành hàng không, hàng hải và đời sống hoang dã.
Gresso, hãng chế tác di động siêu sang nổi tiếng đến từ nước Nga vừa trình làng một một tác phẩm xa xỉ mới dành cho các quý bà quý cô mang tên iPhone 4 Black Diamonds for Lady, một chiếc điện thoại Apple được nạm bằng kim cương đen sang trọng và quý giá.
Mô hình nhà sinh thái thành thị là một dự án khoa học và kỹ thuật tích hợp các công nghệ mới trong ngành xây dựng và vật liệu không những thân thiện với môi trường mà còn có khả năng tiết kiệm năng lượng rất lớn vì không dùng gạch nung và gỗ quý.
(HBĐT) - Trong những năm qua, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước được quan tâm, chỉ đạo, đầu tư kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố đã bước đầu thực hiện có hiệu quả và thu được những kết quả nhất định.