Ngày 16.3, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức họp báo liên quan đến những lo ngại từ xã hội về ảnh hưởng vụ nổ nhà máy điện hạt nhân do động đất và sóng thần tại Nhật Bản; đồng thời cung cấp thông tin về các dự án điện hạt nhân của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến cho biết, đây trận động đất lớn nhất trong vòng 100 năm qua của Nhật Bản. Báo đài đã đưa rất nhiều thông tin về thảm hoạ. Tác động của động đất và sóng thần đã gây ra sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I Nhật Bản. Bộ KH&CN là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hạt nhân nên ngay sau khi sảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, Bộ trưởng Hoàng Văn Phong đã quyết định thành lập tổ công tác, bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia của bộ để thường xuyên theo dõi diễn biến sự cố, trực tiếp trao đổi với đại diện Công ty phát triển điện hạt nhân quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia trong nước và quốc tế để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin đảm bảo cung cấp thông tin cho các ngành, các cấp và xã hội kịp thời và chính xác về sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Tổ công tác trực tiếp thu thập thông tin và cung cấp cho các báo đài thông tin chính xác có cơ sở khoa học trên các website của Bộ.
PGS-TS Vương Hữu Tấn - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam phát biểu tại cuộc họp báo. |
Phần lõi hạt nhân vẫn an toàn
Thông qua các nguồn tin từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) và Nhật Bản và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia cho biết, vụ nổ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, ở lò phản ứng số 1 và số 3 do oxy trong không khí kết hợp với hydro sinh ra trong vùng hoạt do hiện tượng oxy hoá zirconi (vỏ thanh nhiên liệu), vụ nổ đã phá vỡ phần tường và mái bê tông của nhà lò phản ứng. Đây là các vụ nổ khí hydro. Nguyên nhân nổ ở tổ máy số 2 và số 4 còn đang được điều tra.
Các vụ nổ và cháy này chưa ảnh hưởng đến kết cấu các lớp bảo vệ an toàn của lò bằng bê tông cốt thép dày trên 1 m và lớp thép dày 3cm, dùng lò áp lực bằng thép dày 15cm (nơi chứa nhiên liệu hạt nhân và các thanh điều khiển).
Theo Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEC), sự cố phóng xạ tại Nhật Bản được xếp ở mức 4 trong các mức thang sự cố theo quy định của IAEA, tức là tai nạn không gây hậu quả đáng kể ra ngoài. Trong khi đó, tai nạn Chernobyl được xếp ở mức 7 – tai nạn rất nghiêm trọng thoát phóng xạ ra nhiều.
Hiện, phía Nhật Bản đang bơm nước biển vào các lò phản ứng ở tổ máy số 1, 2 và 3 của nhà máy Fukushima I và tiến hành các biện pháp làm mát và hạ áp suất. Đám cháy ở tổ máy số 4 đã được dập tắt. Đối với nhà máy Fukushima II, theo Cơ quan an toàn hạt nhân và công nghiệp Nhật Bản NISA và IAEA 4 tổ máy đã ngừng hoạt động khi có động đất ngày 11.3. Các lò phản ứng đã kiểm soát ở mức an toàn.
Nhật Bản di dời dân chúng ở khu vực gần nhà máy tới nơi an toàn, kịp thời một cách bài bản dựa trên quy định pháp quy an toàn hạt nhân Nhật Bản… Người dân cũng đã phát viên iốt kali cho người dân để uống phòng trường hợp bị nhiễm phóng xạ rò rỉ ra ở môi trường bên ngoài. Viên này có tác dụng tập trung phóng xạ sau đó thải ra ngoài mà không đọng lại trong cơ thể người. Tuy nhiên, đến giờ người dân Nhật chưa phải dùng một viên nào.
Ông Đặng Thanh Lương - Cục phó Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cho biết, hiện nay theo tính toán của khí tượng, các đám mây phóng xạ đều bay lên phía đông bắc Nhật Bản ra ngoài biển, không có xu thế bay về hướng Việt Nam. Tính trong vòng khoảng 3- 4 ngày đến ngày 18.3 thì các đám mây phóng xạ vẫn bay ra phía đông bắc Nhật Bản. Ngoài ra, độ bức xạ cũng giảm dần khi bay ra môi trường bên ngoài…
“Chúng tôi có trạm quan trắc liên tục 24/7 đo mức phóng xạ, tại Hà Nội không thấy sự bất thường về mức phóng xạ. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân cũng đã đo mẫu phóng xạ trong không khí cũng không thấy số liệu bất bình thường. Chứng tỏ rằng trên lãnh thổ chúng ta chưa ảnh hưởng bởi sự cố hạt nhân tại Nhật Bản”, ông Lương nói.
Trước thông tin cho rằng mưa axít có thể xảy ra và là do rò rỉ phóng xạ từ các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản, PGS-TS Vương Hữu Tấn - Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VAEC) cho biết, nhà máy điện hạt nhân không phát sinh ra khí SO2 mà khí này chỉ có ở các nhà máy điện than, do đó nói mưa axit từ rò rỉ phóng xạ là không đúng.
Một lo ngại khác là liệu thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản có bị ảnh hưởng từ rò rỉ phóng xạ và cần phải kiểm tra hay không, PGS-TS Tấn cho rằng điều này hoàn toàn phi lý bởi các siêu thị ở Nhật đều trống rỗng, hết hàng như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin. Như vậy nhập thực phẩm Nhật Bản là không khả thi trong thời gian này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng ở Nhật Bản kiểm tra rất gắt gao việc này…
Theo Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử PGS.TS Vương Hữu Tấn, công nghệ tại nhà máy Fukushima xây dựng từ những năm 60 là đầu thế hệ 2 cuối thế hệ 1. Công nghệ này có hạn chế đó là hệ thống an toàn của nó dựa trên hệ thống an toàn chủ động cần phải có con người, cần phải có máy phát để làm lạnh, sau khi dừng lò vẫn cần tải nhiệt dư ra khỏi lò. Mặc dù hệ thống bơm đã khởi động tốt nhưng sóng thần làm tê liệt hệ thống phát điện diezel của nhà máy nên gây ra sự cố.
Đối với nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại Việt Nam, dự kiến công trình này sẽ khởi công trong năm 2014 và có thể hòa lưới điện quốc gia năm 2020. Các nhà máy điện hạt nhân này là thế hệ 3, nguyên lý an toàn thụ động tức là sử dụng các hiện tượng đối lưu tự nhiên, trọng trường, nước sẽ chảy từ cao xuống thấp thay vì phải dùng máy bơm, nước sẽ được tích rất lớn ở trên hệ thống này… Khi xảy ra sự cố, lò phản ứng sẽ tự ngưng hoạt động trong 72 tiếng và làm nguội lò không cần sự can thiệp của con người, không cần nguồn điện bổ sung. Nhà máy thứ nhất sẽ do Nga xây dựng và nhà máy thứ 2 lựa chọn đối tác là Nhật Bản. Sau Chernobyl, Nga liên tục cải tiến công nghệ và được IAEA đánh giá là hiện đại và an toàn nhất hiện nay.
Hơn nữa việc chọn điểm xây nhà máy ĐHN là vấn đề quan trọng bảo đảm an toàn cho nhà máy. Căn cứ trên ba nhóm tiêu chí chính, gồm: Yếu tố tự nhiên có thể làm mất an toàn cho nhà máy, như động đất, núi lửa, sóng thần... phải được nghiên cứu cẩn thận trong thời gian dài; các yếu tố do con người gây ra có thể làm mất an toàn cho nhà máy; yếu tố ảnh hưởng của nhà máy đối với cộng đồng dân cư trong trường hợp nhà máy hoạt động bình thường hoặc có sự cố… Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam với sự tư vấn của các chuyên gia từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Nga và IAEA đã chọn tỉnh Ninh Thuận.
Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định là công nghệ về điện hạt nhân hiện nay đã đạt trình độ khá cao. Những yếu tố an toàn được bảo đảm bởi các công nghệ hiện đại và các quy định về an toàn, an ninh hạt nhân trên thế giới đã được chú trọng.
Thao Bao LĐ
Ông Nguyễn Ngọc Khôi, người được giao phụ trách đội bắt rùa Hồ Gươm cho biết, tấm lưới mới để bắt rùa vừa được hoàn thành, chuẩn bị cho đợt bắt lần hai đưa rùa Hồ Gươm về chữa trị vết thương tại khu vực chân Tháp Rùa.
Những thiết bị đọc sách điện tử và màn hình LED trong tương lai có thể được làm bằng tơ, nhờ phát kiến có tính đột phá của các nhà nghiên cứu Đài Loan.
Gần 80% trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng mạng Internet hàng tuần tại Mỹ, theo một bản báo cáo được công bố ngày 14/3 từ các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Joan Ganz Cooney Center và Sesame Workshop.
(HBĐT) - Tỉnh ta là một trong 12 tỉnh, thành phố tham gia triển khai dự án khí sinh học quy mô hộ gia đình. Qua 8 năm gần đây triển khai dự án khí sinh học, toàn tỉnh đã xây dựng được 2.982 công trình KSH.
Di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường khỏi khu dân cư tại các làng nghề là chủ trương lớn của Hà Nội. Song đến nay, một số dự án cụm công nghiệp (CCN) làng nghề tập trung để di dời cơ sở gây ô nhiễm đang đứng trước nguy cơ thất bại vì nhiều nguyên nhân, từ vướng giải phóng mặt bằng (GPMB) cho đến sử dụng sai mục đích…
Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, sớm ngày 15-3, không khí lạnh với cường độ mạnh tràn xuống miền Bắc gây mưa rào, dông.