Ảnh: Telegraph

Ảnh: Telegraph

Cơn sóng thần ở Nhật Bản diễn ra chỉ vài ngày sau khi các thông tin lan truyền trên Internet cảnh báo rằng chuyển động của mặt trăng sẽ gây ra thủy triều cao, núi lửa phun và động đất, theo tờ Daily Mail

 

Có một vài dự báo nói rằng vào ngày 19.3, mặt trăng sẽ ở vào vị trí gần trái đất hơn bao giờ hết kể từ năm 1992, chỉ cách 356.577 km, và lực hấp dẫn của nó sẽ gây ra hỗn loạn trên trái đất.

Các nhà thiên văn học đã bác bỏ những “lời tiên tri”, vốn tập trung vào một hiện tượng gọi là “cận điểm của mặt trăng” và cho rằng nó hoàn toàn vô lý.

Quỹ đạo của mặt trăng xung quanh trái đất không phải hình tròn mà là hình elip. Khi đến vị trí cận điểm, mặt trăng sẽ sáng và to hơn. Khi vào vị trí viễn điểm, nó sẽ nhỏ và mờ hơn.

Hiện tượng cận điểm của mặt trăng xảy ra một tháng một lần. Tuy nhiên, vào tuần tới hiện tượng này sẽ xảy ra trùng với trăng tròn. Sự kết hợp này chỉ xảy ra 2 hoặc 3 năm một lần và người ta gọi nó là “siêu trăng”.

Mặc dù đây là một thời điểm tốt cho các nhà thiên văn chụp ảnh, các nhà khoa học khẳng định nó không hề tác động gì đến trái đất.

Dẫu vậy, những người ủng hộ lý thuyết “siêu trăng” lập luận rằng những lần hiện tượng “siêu trăng” xuất hiện ở các năm 1955, 1974, 1992 và 2005 đều đi kèm cùng các thảm họa tự nhiên.

Cơn sóng thần giết hại hàng trăm nghìn người ở Indonesia xảy ra chỉ 2 tuần trước đợt “siêu trăng” vào tháng 1.2005. Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1974, cơn lốc xoáy Tracy cũng tàn phá thành phố Darwin của Úc.

Chiêm tinh gia người Mỹ Richard Nolle, người nghĩ ra từ “siêu trăng” vào năm 1979, tin rằng hiện tượng cận điểm của mặt trăng có quan hệ với các thảm họa tự nhiên trên trái đất. Ông nói hiện tượng cận điểm xảy ra vào ngày 18.2 đã báo hiệu trận động đất ở New Zealand vào ngày 22.2.

“Siêu trăng có lịch sử đi kèm cùng với các cơn bão mạnh, thủy triều cao và cả động đất”, Nolle nói với đài ABC trong tuần này.

                                                                              Theo Thanhnien

 

Các tin khác


Đêm 19/5, Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 150mm.

Thời tiết ngày 18/5: Cả nước có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 18/5, ở Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.

Phát triển cây xanh đô thị, tạo không gian sống cho cư dân cho thành phố Hòa Bình

Dịp tháng 5, không chỉ cư dân thành phố Hòa Bình mà bất cứ du khách nào khi đến đây đều thấy sắc màu, vẻ đẹp lãng mạn của những cây bằng lăng, hoa phượng, hoa điệp vàng và nhiều loại hoa được trồng tại các tuyến phố, khu cân cư. Những con đường, tuyến phố đẹp, ngập tràn sắc hoa đem lại cảm giác bình yên, lắng đọng của một thành phố đang đổi mới, đáng sống.

Thời tiết ngày 17/5: Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to, Bắc Bộ giảm mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Thời tiết ngày 16/5: Mưa dông nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 16/5, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-50 mm, có nơi trên 80 mm; ở khu vực Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục