Tại những khu được bàn giao mặt bằng, các nhà thầu đang khẩn trương thi công hạ tầng khu dân cư tổ 28, phường Phương Lâm – TP Hòa Bình.

Tại những khu được bàn giao mặt bằng, các nhà thầu đang khẩn trương thi công hạ tầng khu dân cư tổ 28, phường Phương Lâm – TP Hòa Bình.

(HBĐT) - Bài toán về vấn đề ngập úng và ô nhiễm nguồn nước thải từ nhiều năm nay khiến hàng trăm hộ dân thuộc khu 1,5 ha và chợ Phương Lâm cũ bước đầu đã tìm được lời giải bởi 1 dự án xây dựng hạ tầng với tổng kinh phí trên dưới 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho dù dự án này đã được thực hiện nhiều tháng nhưng đến nay, vấn đề mặt bằng lại một lần nữa là nguyên nhân chính có khả năng dẫn đến làm chậm tiến độ.

 

Vấn đề ngập úng và ô nhiễm nguồn nước thải từ hàng chục năm nay đã là nguyên nhân gây bức xúc và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của hàng trăm hộ dân thuộc khu vực 1,5 ha và chợ Phương Lâm cũ. Theo người dân ở đây, mùa mưa thì ngập úng, còn mùa khô nước thải của hàng trăm hộ gia đình dồn hết vào một khu không có lối thoát, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Mặt khác, việc các tiểu thương khu vực chợ Phương Lâm cũ và chợ rau quả Nghĩa Phương hiện nay đổ hết nước thải ra khu vực này nhưng không có đường thoát nước khiến cho ô nhiễm càng ngày càng nghiêm trọng.

Nắm được tình hình này, từ năm 2009, UBND tỉnh đã liệt kê địa điểm này nằm trong danh sách những cơ sở gây ô nhiễm về nước thải trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đề  ra giải pháp xử lý ngay trong năm 2010 như: nâng cấp xử lý hệ thống nước thải và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép.

 

Đầu tháng 4, thành phố Hòa Bình thực hiện chủ trương của UBND tỉnh cùng các sở, ngành và ra quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình; hạ tầng kỹ thuật khu dân cư tổ 28, phường Phương Lâm (TPHB). Theo đó, dự án được đầu tư với tổng kinh phí theo giá trị vào thời điểm này ước khoảng trên dưới 15 tỷ đồng, kể cả đầu tư GPMB.

 

Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị thành phố, mục tiêu đầu tư xây dựng của dự án ngoài giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường tồn tại nhiều năm tại khu vực này, còn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa và phát triển quỹ đất đáp ứng nhu cầu về đất ở cho nhân dân.

Tổng diện tích san nền của dự án vào khoảng 14.290 m2, trong đó gồm 6 tuyến đường nội bộ, mặt đường rộng từ 4 - 8 m. Ngoài ra, hệ thống thoát nước mưa kết hợp thoát nước thải bám theo các trục đường chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực. Qua đó giải quyết được tình trạng nước thải của hàng hàng trăm hộ dân từ đường Cù Chính Lan cho đến khu vực chợ Phương Lâm cũ cũng như khu 1,5 ha phường Phương Lâm. Trong dự án, nguồn cấp nước, điện sinh hoạt và điện chiếu sáng cũng được đầu tư đồng bộ.

Ngoài ra, trong quy mô của dự án còn được đầu tư các công trình công cộng, nhà ở chia lô, trồng cây xanh, xây dựng Trạm Y tế của phường, mở rộng trường mầm non cũng như chợ rau quả Nghĩa Phương...

Tuy nhiên, dự án còn có một số vấn đề đang còn vướng mắc liên quan đến GPMB. Hiện, HTX Nghĩa Phương mới bàn giao khoảng 5.600 m2 đất để các nhà thầu thi công hệ thống giao thông, vỉa hè, cống rãnh thoát nước. Số diện tích còn lại, HTX Nghĩa Phương vẫn chưa bàn giao cho thành phố để thực hiện dự án.

 

Trao đổi vấn đề này với ông Nguyễn Văn Khuê, Chủ nhiệm HTX Nghĩa Phương được biết, chủ trương của HTX Nghĩa Phương là đồng tình và tạo mọi điều kiện có thể cho thành phố thực hiện dự án. Tuy nhiên, hiện, HTX đang đề xuất với lãnh đạo UBND thành phố bàn về một số vấn đề liên quan đến việc mở rộng diện tích của chợ rau quả Nghĩa Phương. Cụ thể, HTX mong muốn thành phố dành một phần diện tích đất trước cổng chợ, sát mặt đường Trần Hưng Đạo để HTX Nghĩa Phương làm bãi đỗ xe.

 

Tham khảo một số ý kiến của HTX cũng như bà con trong chợ, việc mở rộng chợ Nghĩa Phương ra trục đường Trần Hưng Đạo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giải quyết vấn đề họp chợ lấn đường đang diễn ra tại các trục đường chợ Phương Lâm cũ. Mặt khác, việc mở rộng khuôn viên chợ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai đối với trung tâm của tỉnh cũng cần được tính đến. Quy hoạch phân lô xây nhà liền kề nếu không tính toán kỹ lưỡng, đặt lợi ích trước mắt lên trên thì sau sẽ rất khó khăn cho hoạt động của các hộ kinh doanh trong chợ rau quả Nghĩa Phương. 

 

                                                                                Hồng Trung

 

Các tin khác

Lực lượng ĐVTN huyện Tân Lạc hành động bảo vệ môi trường (trong ảnh: ĐVTN huyện tham gia xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Tử Nê).
Huyện Kim Bôi chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện khắc phục hậu quả sau lũ bão.
Iran sẽ có mạng “Internet” của riêng mình

“Một ngày sống xanh” bảo vệ môi trường

Hưởng ứng ngày môi trường thế giới 5-6, ngày 29-5, tại công viên Thống Nhất, câu lạc bộ Go Green - Hành trình xanh phối hợp cùng ngân hàng Standard Chartered Việt Nam tổ chức “ Một ngày sống xanh” với nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Áp thấp phát triển, khu vực biển Đông có gió mạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, ngày 30-5, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 13-15 độ vĩ Bắc; 116-118 độ kinh Đông trên vùng biển phía đông khu vực giữa biển Đông.

Tiết kiệm điện như máy tính “xanh”

Nằm trong kế hoạch tổng thể của dự án ToiTietKiem.vn, với sản phẩm là phần mềm tiết kiệm điện ToiTietKiem.Vn Professional sử dụng cho máy tính, một nhóm các bạn sinh viên trường ĐH FPT đang nỗ lực thực hiện chiến dịch truyền thông kêu gọi mọi người sử dụng sản phẩm Máy tính “xanh” qua 10 trường ĐH tại Hà Nội.

Cao Phong: Tổng kết công tác PCLB&TKCN năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011

(HBĐT) - Ngày 30/5, UBND huyện Cao Phong tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng, chống lũ bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) năm 2010; triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2011 và kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu, vụ đông năm 2011.

Tìm giải pháp cải thiện công tác vệ sinh môi trường ở xã Bình Thanh

(HBĐT) - Xã Bình Thanh (Cao Phong) có 7 xóm, 605 hộ, 2.572 nhân khẩu. Theo thống kê mới đây, toàn xã chỉ có 73 hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (chiếm tỷ lệ 12,06%), gần 88% số hộ có nhà tiêu không hợp vệ sinh hoặc không có nhà tiêu. Bên cạnh đó là tình trạng xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc không đảm bảo, việc xử lý rác thải chưa nghiêm.

TEPCO tiết lộ trang phục bảo hộ tác nghiệp viên

TEPCO ngày 28/5 chính thức tiết lộ với báo giới trang phục bảo hộ thực tế mà các tác nghiệp viên Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 mặc trọng thời gian xảy ra sự cố vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục