Mặt trăng bị che khuất bởi trái đất trong hiện tượng nguyện thực toàn phần.
Rạng sáng ngày 16/6, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, Việt Nam cùng các nước trên thế giới có thể quan sát hiện tượng nguyệt thực toàn phần kéo dài khác thường.
Theo AP, nếu thời tiết thuận lợi, khu vực Đông Phi, Trung Á, Trung Đông và miền tây Australia sẽ nhìn thấy từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ở Việt Nam, vào khoảng 2 h sáng mai hiện tượng này được nhìn thấy rõ.
Khoảng thời gian bóng của trái đất che phủ hoàn toàn mặt trăng - được gọi là nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài trong khoảng thời gian 100 phút. Lần cuối cùng, mặt trăng bị che phủ lâu như vậy là vào tháng 7/2000, khi nguyệt thực kéo dài 107 phút.
Tại Việt Nam, theo ông Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiên văn nghiệp dư TP HCM, nguyệt thực nửa tối sẽ bắt đầu từ lúc 0h22 ngày 16/6 khi trăng đi vào vùng bóng nửa tối của trái đất, nhưng nguyệt thực nửa tối sẽ rất khó nhận biết vì mặt trăng chỉ tối hơn bình thường một chút.
Theo ông Duy, thời điểm nên bắt đầu quan sát là 1h22, khi bắt đầu giai đoạn nguyệt thực một phần. Màu sắc của vùng bóng trái đất in trên mặt trăng sẽ chuyển dần từ đen xám sang ửng đỏ khi vùng bóng này lớn dần.
Nguyệt thực toàn phần sẽ bắt đầu vào lúc 2h22, toàn bộ mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ. Nguyệt thực toàn phần đạt cực đại vào lúc 3h12 cũng là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ đồng rõ đẹp nhất.
"Chúng ta sẽ tiếp tục quan sát được pha nguyệt thực toàn phần cho đến 4h02. Sau đó trăng sẽ dần ra khỏi vùng tối, màu sắc dần trở về bình thường cho đến khi trăng ra khỏi vùng bóng tối hoàn toàn vào lúc 5h02 và kết thúc nguyệt thực một phần", ông Duy nói.
Hình ảnh mô phỏng hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Ảnh: Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM chuyển ngữ. |
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam, cho biết không giống như hiện tượng nhật thực, quan sát nguyệt thực không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, do đó có thể quan sát bằng mắt thường.
Ông cũng lưu ý khi theo dõi hiện tượng, người quan sát nên chọn khu vực ít nhà cao tầng, trống hướng tây nam, chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để quan sát.
Theo tính toán của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA, trong năm 2011, hiện tượng nguyệt thực toàn phần tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 10/12, mặt trăng sẽ bị che khuất hoàn toàn trong 52 phút. Khu vực quan sát tốt nhất là châu Á và Australia. Trong lần nguyệt thực này, Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để quan sát.
Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất. Khác với nhật thực, nguyệt thực kéo dài lâu hơn do bóng của trái đất khá lớn so với mặt trăng.
Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối ta có nguyệt thực một phần. Khi mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối ta có nguyệt thực toàn phần, đây là trường hợp ta sẽ quan sát được vào rạng sáng ngày mai.
Theo VnExpress
Trong hai ngày 13-14/6, tại các đảo Sulawese và Bắc Sumatra của Indonesia đã liên tiếp xảy ra các trận động đất mạnh từ 5,5 đến 6,9 độ Richter.
Các cô gái trẻ là đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao nhất, không phải vì cơ thể họ vốn như vậy mà xuất phát từ sự bất bình đẳng giới. Do vậy chống HIV/AIDS không chỉ là vấn đề chuyên môn mà liên quan trực tiếp với vấn đề xã hội.
(HBĐT) - Vụ chiêm- xuân 2011, huyện Lạc Sơn gieo trồng 3.672 ha lúa, trên 2.000 ha hoa màu, trong đó… Khu vực cấy nhiều nhất là các xã thuộc vùng Cộng Hoà. Theo Trạm BVTV huyện, từ trung tuần tháng 5 đến nay là quãng thời gian cao điểm sâu bệnh hại cây trồng vụ xuân năm 2011.
(HBĐT) - Công ty CP Môi trường - Đô thị Hòa Bình vừa tổ chức Đại hội cổ đông năm 2011 đánh giá kết quả sản xuất - kinh doanh năm 2010, đề ra mục tiêu và giải pháp chủ yếu năm 2011.
Sáng mai, những người yêu thiên văn Việt Nam sẽ tổ chức buổi nói chuyện với một trong sáu người tham gia chương trình mô phỏng cuộc sống trên sao Hỏa.
Là nơi tập trung nhiều trường ĐH, CĐ lớn cùng đội ngũ các nhà khoa học hùng hậu nhất cả nước, thế nhưng trong 3 năm qua, Hà Nội chỉ có 72/375 đề tài, dự án nghiên cứu khoa học cấp thành phố được các trường ĐH, CĐ triển khai thực hiện. Con số khiêm tốn này được cho là chưa xứng với tiềm lực khoa học và công nghệ của các trường.