Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang ấp ủ những kế hoạch lớn đầy tham vọng cho Windows 8. HĐH này được thiết kế để phù hợp từ những chiếc máy tính bảng nhỏ cho đến những màn hình cỡ “khủng” và hứa hẹn sẽ mang lại tất cả những gì người dùng muốn.

 

Theo trang công nghệ TechRadar, blogger Ed Bott của tờ ZDNet đã theo dõi những số liệu về thị phần thị trường và phát hiện ra một vài thứ sẽ khiến Steve Ballmer và các cổ đông của Microsoft phải lo lắng: “miếng bánh” của Microsoft trên thị trường trình duyệt web đã giảm xuống dưới 90%. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của OS X nhưng phần lớn là vì iOS và Android.

 

Những con số này càng làm gia tăng những áp lực đối với hệ điều hành Windows rằng: di động đang bắt đầu “gặm nhấm” máy tính để bàn (PC). Tuy những con số này chưa lớn lắm nhưng chúng lại đang tăng trưởng với một tốc độ phi thường: thị phần trình duyệt iPhone đã tăng từ 0,53% lên 1,23% trong 1 năm và iPad đã tăng từ con số 0 lên gần 1%. Điều đó có nghĩa là nó đang sở hữu một lượng thị phần tương đương với máy tính để bàn Linux.

 

Ngày càng có nhiều người sử dụng các thiết bị di động thay thế cho một chiếc máy tính để bàn thông thường. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục được mở rộng. Những chiếc điện thoại ngớ ngẩn nhất thậm chí sẽ trở thành điện thoại thông minh (smartphone) và những chiếc máy tính bảng Android tuyệt vời sẽ có mức giá rẻ khó có thể tưởng tượng được. Điều này sẽ sớm trở thành hiện thực và đó là những tin tức tồi tệ đối với Microsoft, một hãng kiếm lời chủ yếu vào việc bản các bản sao của Windows và Office.

 

Liệu Microsoft có thể cạnh tranh?

 

Microsoft đang đi theo một hướng khác biệt so với các hãng công nghệ khác, vốn đang sản xuất những chiếc smartphone với nhiều tính năng mà một người sử dụng máy tính cần. Trong khi đó, Microsoft lại phát triển hệ điều hành dành cho máy tính để bàn và nỗ lực “trang bị” cho nó tính di động.
 

 

Việc chuyển sang dùng các bộ vi xử lý ARM là một phần của chiến lược này. Windows 8 sẽ chạy trên chip ARM mặc dù người dùng sẽ cần đến những ứng dụng dành riêng cho ARM. Và do đó, những chiếc máy tính bảng Windows 8 sẽ có khả năng chạy các phần mềm như Excel.
 
 
Giao diện hệ điều hành Windows 8.
 
 

Có hai câu hỏi đặt ra ở đây là: người dùng mong muốn gì? Và nếu họ muốn như thế, liệu Microsoft có thể đáp ứng được không?

 

Một yếu tố làm nên sự hấp dẫn của những chiếc máy tính bảng hiện nay là sự đơn giản, dễ sử dụng. Tất nhiên, người dùng máy tính bảng sẽ thích sử dụng IA Writer, một trình soạn thảo có giao diện đơn giản và tính năng ẩn những gì không cần thiết, rất tiện lợi cho những người hay viết lách thay vì một phiên bản hoàn chỉnh của Microsoft Word, một chương trình nổi tiếng đã phải thiết kế lại giao diện UI vì hầu hết người dùng không hiểu hết các tính năng của nó. Nhiều người lo lắng rằng Microsoft không phải đang nghĩ đến việc phát minh ra một công cụ biên tập và soạn thảo văn bản mới trên máy tính bảng mà đang tìm cách “nhồi nhét” Office vào trong thiết bị này.

 

Sau đó, Microsoft đã tuyển dụng một số nhân sự cực kỳ thông minh. Những người này đã tạo ra được PC lai Tablet. Với sản phẩm này, họ sẽ đứng hoàn toàn ngoài cuộc chiến giữa iOS và Android.

 

Microsoft cũng sẽ không phải lo lắng trước những sản phẩm Asus Eee Transformer và Motorola Atrix, những thiết bị “lai” giữa tablet hoặc điện thoại với laptop khi thời gian đã trở nên cực kỳ gấp rút.

 

Câu hỏi thứ hai là liệu Microsoft có thể sản xuất được một chiếc máy tính bảng “bom tấn” hay không. Danh sách những việc cần phải làm đối với Microsoft không hề ngắn: giao diện phong cách Metro, Kinect và nhận dạng giọng nói, cảm ứng điều khiển, hỗ trợ nhiều hình dạng, loại thiết bị khác nhau: máy tính dành cho giới doanh nghiệp, máy tính bảng, các trung tâm truyền thông, các công nghệ mới… Microsoft đã tuyên bố với cả thế giới rằng họ đang làm những việc này.

 

 

 

                                                                                    Theo DanTri

Các tin khác


Chủ động phòng tránh mưa dông, mưa lớn từ đêm 15/5 - 16/5

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình vừa ban hành công văn gửi các thành viên và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự các huyện, thành phố về việc ứng phó với mưa lớn kèm dông, lốc, sét, mưa đá và gió mạnh.

Huyện Lạc Thủy thực hiện đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Lạc Thủy đạt kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, cung cấp số liệu, dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức và người dân.

Huy động hơn 17 nghìn ngày công làm thủy lợi

Để tăng cường phòng, chống hạn và thực hiện chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi nội đồng đợt I/2024 trên địa bàn toàn huyện, UBND huyện Lạc Thủy đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức phát động chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2024; triển khai đến thôn, xóm, khu dân cư; tổ chức phát dọn mái đập, huy động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, đắp bờ vùng, bờ thửa; duy tu, bảo dưỡng các công trình trạm bơm điện, trạm bơm dầu, phục vụ chống hạn và đảm bảo tưới vụ Đông Xuân 2024.

Nhiều khu vực xuất hiện mưa dông, có nơi mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 15/5 đến ngày 16/5, khu vực Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 120mm.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp

Chiều 14/5, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề "Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và phát biểu chỉ đạo. Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục