Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 vừa đưa vào hoạt động cuối năm 2010.

Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng 1 vừa đưa vào hoạt động cuối năm 2010.

Đua nhau mở nhà máy thép, xi măng vượt xa nhu cầu bởi được ưu tiên mua điện giá rẻ. Hàng loạt nhà máy nhiệt điện chạy than với công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp đang tiêu tốn một lượng than khổng lồ

Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) đang tố khổ vì phải bán than cho các hộ phát điện dưới giá thành và sắp phải nhập tới 70% nhu cầu than.

Trong khi đó, nhiều ngành như sản xuất thép, xi măng vốn đang tiêu hao điện năng rất lớn (gián tiếp khiến ngành than gặp khó khăn) lại đang trong tình trạng cung vượt cầu, phải xuất khẩu sản phẩm...

Thuồng luồng “ăn” điện, “ăn” than

Năm 2010, ngành thép, xi măng (hai ngành “ăn” điện như thuồng luồng  vốn được mua điện dưới giá thành) đã có con số xuất khẩu tăng vọt. Cụ thể: Trong năm 2010, ngành thép đạt kim ngạch tới 1,004 tỉ USD, tăng tới 126,3% và  nhóm các sản phẩm từ thép đạt 820 triệu USD, tăng tới 35,8% so với năm 2009. Ngành xi măng cũng xuất khẩu tới 700.000 tấn clinker và xi măng. Năng lực sản xuất của các nhà máy xi măng hiện có đã dư thừa từ 1-2 triệu tấn...

Đáng lo ngại hơn là song hành với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu kỷ lục năm 2010 của thép, xi măng thì nhu cầu dùng điện của hai ngành này cũng đã tăng thêm tới 27,5% so với năm 2009.

Trong đó, sản xuất thép tiêu thụ 4,67 tỉ KWh, chiếm tỉ lệ 5,52%; sản xuất xi măng tiêu thụ 5,52 tỉ KWh, chiếm 6,5% sản lượng điện cả nước. Thậm chí, lãnh đạo một tỉnh ở đồng bằng sông Hồng còn ta thán việc một nhà máy cán thép trên địa bàn tiêu thụ tới 50% tổng lượng điện tiêu thụ của cả tỉnh này. Việc sản xuất thép còn tiêu thụ một lượng than cốc (loại than có giá trị kinh tế cao) rất lớn.

 

TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng (TKV), cho hay tổ chức Jica của Nhật Bản đã từng đánh giá một số cơ sở sản xuất thép ở Việt Nam tổn thất nhiệt tới 50% do hệ thống sản xuất quá lạc hậu. “Để các dự án thép, xi măng mọc ra như nấm và tiêu thụ điện khủng khiếp như hiện nay, trách nhiệm trước hết là chính quyền các tỉnh nhưng Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng cũng không thể ngoài cuộc”- TS Sơn nhận xét.

Về tình trạng các nhà máy nhiệt điện, TS Nguyễn Thành Sơn đánh giá: Phần lớn các nhà máy nhiệt điện hiện nay hiệu suất nhiệt chỉ đạt 30%, trong khi công nghệ của các nhà máy nhiệt điện hiện đại ở các nước phát triển là 40% - 45%. Hơn thế nữa, rất ít nhà máy nhiệt điện đặt nặng vấn đề hiệu suất nhiệt, hiệu suất cả đời dự án.

Thậm chí, có nhà máy nhiệt điện, than bỏ đi lẫn trong xỉ lên tới 25%. Theo ông Sơn, nếu đấu thầu nghiêm túc sẽ không có chuyện nhiều công ty Trung Quốc trở thành nhà thầu EPC của các nhà máy nhiệt điện, với công nghệ chắp vá, lạc hậu và tiến độ chậm như rùa vì thiết bị không đồng bộ, chưa kể chi phí sửa chữa rất lớn khi đưa vào vận hành.

Trợ giá cho nước giàu

Sự khủng hoảng thừa của thép, xi măng lại “ăn” trên sự bù lỗ vào giá than trong sản xuất điện. Chủ tịch HĐQT TKV Trần Xuân Hòa bức xúc: “Xuất khẩu thép, xi măng chính là xuất khẩu năng lượng rẻ mạt.

Đây là một vấn đề hết sức nguy kịch cho nền kinh tế. Dùng điện giá rẻ do được trợ giá từ than để cán thép xuất ra nước ngoài chẳng khác gì Việt Nam trợ giá cho nước giàu”.

 Đối với ngành xi măng, ông Hòa cho hay TKV bán cho ngành này 1 tấn than giá chỉ 1,5 triệu đồng, trong khi giá xuất khẩu loại than nay lên đến là 3 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, theo ông Hòa, suất đầu tư khai thác than đang ngày càng tăng do phải xuống sâu hơn…

Đồng tình với lãnh đạo TKV, một đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kêu: Trong bối cảnh thiếu điện trầm trọng như vài năm gần đây do hạn hán thì các nhà máy điện vẫn phải è lưng phục vụ “thượng đế” ngành thép và xi măng với lượng điện vượt sản lượng điện cả năm (theo thiết kế) của thủy điện Hòa Bình (8,6 tỉ KWh) và ngang bằng với sản lượng điện của thủy điện Sơn La khi đưa vào vận hành và chạy hết công suất.

Đại diện EVN cho hay năm 2010, giá điện bình quân bán cho hai ngành này chỉ 909 đồng/KWh, thấp hơn 50 đồng so với giá bình quân chung là 1.060 đồng/KWh và còn… thấp hơn cả giá thành khiến ngành điện thiệt hại tới hàng trăm tỉ đồng. 

Giải bài toán thép, xi măng, TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng cần áp mức giá bán điện cho hai ngành sản xuất này cao hơn mặt bằng chung, không thể cào bằng như hiện nay.

Tán đồng, ông Trần Xuân Hòa kiến nghị chính sách trợ giá, bù chéo của Chính phủ đối với các ngành công nghiệp nặng như thép, xi măng cần sớm thay đổi. Năm 2010, nếu chỉ tính mảng kinh doanh điện, EVN đã lỗ 22.500 tỉ đồng. Như vậy, nếu như ngành thép, xi măng (tiêu hao điện nhiều nhất) càng phát triển, càng xuất khẩu mạnh thì ngành điện, ngành than… càng lỗ nặng. 

 

                                                            Theo Báo Người Lao Động

 

Các tin khác

Chọn mua mì gói tại siêu thị.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
CNVC-LĐ Chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình phục vụ khách hàng chu đáo, văn minh.

Sau bão số 2, mưa lớn vẫn còn, thiệt hại tiếp tục tăng

Theo tổng hợp từ các địa phương, đến ngày 26-6, số người chết do bão số 2 đã tăng thêm 5 người , nâng tổng số người chết là 20 người, trong đó tại Hải Phòng 7 người, Thanh Hóa 4 người, Yên Bái 4 người, Nam Định 3 người, Thái Bình 1 người và một công nhân mang quốc tịch nước ngoài bị lũ cuốn trôi ở Hà Giang vào ngày 23-6. 10 người mất tích trên tàu cá TH- 90526 do ông Nguyễn Văn Hạnh (trú tại thôn Chiến Thắng, xã Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa) làm chủ kiêm thuyền trưởng, đã có liên lạc.

IEA: Có thể tăng gấp 10 lần năng lượng địa nhiệt

Nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết thế giới có thể tăng gấp 10 lần nguồn năng lượng địa nhiệt so với hiện nay vào năm 2050.

Rộ mốt “chơi" PC case liền màn hình

Tại thời điểm này, khi phải nghĩ đến việc đầu tư sắm sửa một chiếc máy tính mới, rất ít người dùng với nhu thập khá trở lên còn nghĩ đến dòng máy tính để bàn truyền thống. Với những người dùng bình thường, không quá khắt khe về cấu hình hay tính năng, chỉ cần một chiếc máy tính để làm việc, giải trí vừa phải, thì họ thường lựa chọn những dòng laptop đa năng, mang tính giá trị cao như HP Pavilion g-series hay Pavilion dv6…

Một cháu bé bị thương do mưa lũ

(HBĐT) - Trong ba ngày 23,24,25/6 do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và áp thấp nhiệt đới trên địa bàn toàn tỉnh có mưa, giông trên diện rộng. Tính đến chiều ngày 25/6 tổng lượng mưa trên toàn tỉnh là 1.737 mm, trong đó những huyện có lượng mưa cao nhất là Đà Bắc 282mm, Mai Châu 213 mm, Cao Phong 183 mm, thành phố Hoà Bình 165,4mm, còn lại các huyện có lượng mưa trên 100mm, riêng huyện Lạc Sơn có lượng mưa thấp nhất 98mm.

550 triệu đồng hỗ trợ xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh

(HBĐT) - Từ nguồn quỹ Unilever Việt Nam, dự án Nâng cao sức khỏe cộng đồng tỉnh năm 2011 vừa triển khai hỗ trợ 550 triệu đồng xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh tại 11 xã trọng điểm nông thôn mới gồm: Đồng Tâm (Lạc Thủy), Dũng Phong (Cao Phong), Phong Phú (Tân Lạc), Nhuận Trạch (Lương Sơn), Hợp Thịnh (Kỳ Sơn), Vũ Lâm (Lạc Sơn), Ngọc Lương (Yên Thủy), Tòng Đậu (Mai Châu), Trung Bì (Kim Bôi), Hiền Lương (Đà Bắc) và Yên Mông (thành phố Hòa Bình).

Đánh giá kết quả khảo nghiệm bộ giống lúa lai Lào Cai trên địa bàn tỉnh

(HBĐT) - Ngày 23/6, tại xã Phong Phú (Tân Lạc), Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh và Trung tâm Giống NLN Lào Cai đã phối hợp tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả sản xuất các giống lúa lai mới LC 270. LC 212, LC 25 và kết quả khảo nghiệm các giống lúa lai LC 838, Vân Quang 14, Vân Hương 14. Dự hội nghị có 100 đại biểu đến từ các huyện Mai Châu, Cao Phong, Lạc Sơn, Kim Bôi và các xã, thị trấn của huyện Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục