Công ty TNHH Tiến Đạt đã xây dựng hệ thống bể lọc khói đen từ lò dầu để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.
(HBĐT) - Từ tháng 4/2010, Công ty TNHH Tiến Đạt bắt đầu đưa vào vận hành thử nghiệp dây chuyền sản xuất ván MDF tại xã Trung Minh, thành phố Hoà Bình. Ngay trong quá trình chạy thử nghiệm đã gây ra ô nhiễm khói, bụi, tiếng ồn làm ảnh hưởng đến môi trường sống của các hộ dân xung quanh.
Đầu năm 2011, mặc dù chưa có sự cho phép, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền nhưng công ty đã hoạt động chính thức, tiếp tục gây ô nhiễm môi trường. Trước thực tế đó, Sở TN-MT, Phòng cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) và chính quyền địa phương đã có sự vào cuộc quyết liệt, yêu cầu Công ty ngừng hoạt động và khẩn trương hoàn thiện hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường theo quy định.
Ngày 16/4/2010, Thanh tra
Đến ngày 17/3/2011, Sở TN – MT tiếp tục có buổi làm việc tại Công ty TNHH Tiến Đạt, đã kết luận Công ty chưa thực hiện triệt để nội dung yêu cầu tại Công văn số 355 - CV/STNMT và tự ý đưa dây chuyền sản xuất ván MDF vào hoạt động khi chưa có sự giám sát, cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Đoàn thanh tra đã kết luận 6 hành vi vi phạm của Công ty và đưa ra 5 yêu cầu bắt buộc Công ty TNHH Tiến Đạt thực hiện như: dừng hoạt động của dây chuyền sản xuất ván cho đến khi hoàn thiện xong hệ thống xử lý ô nhiễm; lập kế hoạch lắp đặt, vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường theo quy định; niêm yết công khai theo quy định về nội dung tóm tắt bản báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; thực hiện giám sát chất thải; lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất nguy hại để được cấo sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo qui định. Yêu cầu công ty khắc phục các hành vi vi phạm đến hết ngày 31/3/2011.
Cuối tháng 6/2011, chúng tôi quay trở lại Trung Minh, môi trường tại khu vực xã đã trở nên khá trong lành. Trực tiếp đưa chúng tôi đi thăm các khu vực chế biến gỗ của nhà máy, ông Lương Tuấn Thanh – Phó giám đốc Công ty cho biết: “Từ cuối tháng 3 đến nay, Công ty đã ngừng hoạt động để tiến hành xây dựng, lắp đặt một số thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường như: xây bể nước lọc khói bụi đen, xây bể đựng nước vôi trong để lọc mùi, xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước, trồng thêm cây xanh, thực hiện quan trắc môi trường…. Những biện pháp này sẽ hạn chế được mùi, khói đen xả ra môi trường. Công ty cũng đã cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về vệ sinh an toàn lao động để về triển khai tại công ty. Công ty đang nỗ lực thực hiện các yêu cầu khắc phục ô nhiễm môi trường theo đúng yêu cầu của đoàn thanh tra.”
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Viết Đông - Phó chủ tịch UBND xã Trung Minh cho biết: “Từ cuối tháng 3 đến nay, UBND xã không nhận được đơn thư, khiếu nại nào của người dân phản ánh về vấn đề ô nhiễm môi trường do Nhà máy ván sợi MDF Tiến Đạt gây ra. 3 tháng qua, công ty cũng đã nỗ lực triển khai xây dựng, lắp đặt các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, về lâu dài, nhân dân trong xã đề nghị công ty luôn gắn liền sản xuất với cam kết không gây ô nhiễm môi trường.
Dương Liễu
(HBĐT) - Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông là trong khu BTTN của tỉnh, có hệ động thực vật phong phú đa dạng, được đánh giá là Khu BTTN độc đáo của quốc gia. Thời gian qua, Khu BTTN này đang đứng trước tình trạng bị xâm hại tài nguyên rừng.
Một phát hiện thú vị từ bộ đếm Google+ Statistic rằng ông chủ Facebook Mark Zuckerberg mới là người được theo dõi (Follow) nhiều nhất trên mạng xã hội Google+, tiếp theo mới đến 2 nhà sáng lập gã khổng lồ Internet - Larry Page và Sergey Brin.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) phối hợp với Tổ chức INSEAD (The Business School for the World) vừa công bố chỉ số sáng tạo công nghệ toàn cầu (GII) năm 2011.
Những đường xoáy vô tận, những con đường dài không điểm kết thúc… đó là chủ để trong bộ ảnh “vô cực” dưới đây.
(HBĐT) - Ngày 2/7, tại thôn Quyết Tiến, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn), Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống ngô Sông Bôi đã phối hợp với Trạm KN-KL huyện tổ chức hội thảo đánh giá giống ngô lai LVN25 và giới thiệu giống ngô SB099.
Ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) nói chung, nhất là công nghiệp phần mềm nước ta có bước tăng trưởng nhanh trong mười năm qua. Trong giai đoạn 2001-2009, tăng trưởng, doanh thu bình quân toàn ngành CNTT đạt từ 20% đến 25%/một năm, gấp ba lần tăng trưởng bình quân GDP hằng năm của cả nước.