Một tàu thăm dò khoa học không người lái của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã đi vào quỹ đạo của thiên thạch Vesta, nhằm khám phá những bí mật về sự hình thành Hệ mặt trời.

 

Tàu vũ trụ không người lái Dawn, với trị giá 466 triệu USD, được phóng vào năm 2007. Ngày 16/7 vừa qua, tàu thăm dò này đã bay vào quỹ đạo của thiên thạch Vesta – thiên thạch lớn thứ hai trong Hệ mặt trời. Nhiệm vụ đầu tiên của Dawn là tiếp cận thiên thạch Vesta nhằm tìm hiểu Hệ mặt trời được hình thành như thế nào cách đây 4,5 năm tỷ năm.
 

Sau 4 năm bay xuyên không gian, tàu vũ trụ Dawn của NASA đã đi vào quỹ đạo xung quanh một thiên thạch khổng lồ Vesta. Ảnh: AP

Theo báo Telegraph, sau một năm bay quanh quỹ đạo của thiên thạch Vesta, tàu vũ trụ Dawn sẽ bay tới hành tinh lùn Ceres vào tháng 7/2012. Cả Vesta và Ceres đều là các đám bụi tiền hành tinh (protoplanet) – những thiên thạch gần có đầy đủ điều kiện để trở thành một hành tinh tiêu chuẩn trong Hệ mặt trời. Chúng đều nằm trong vành đai thiên thạch, giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Mục tiêu của tàu thăm dò Dawn là thu thập đủ thông tin về thiên thạch Vesta và Ceres nhằm giúp các nhà khoa học hiểu được các điều kiện và quá trình hình thành của Hệ mặt trời. Tàu thăm dò này mang theo 3 thiết bị khoa học để nghiên cứu bề mặt và xác định các hợp chất hóa học trên “hai trong số những thế giới còn lại trong Hệ mặt trời vẫn chưa được khám phá”.

Với lõi sắt và khả năng tồn tại các dòng nham thạch, các nhà khoa học tin tưởng rằng thiên thạch Vesta giống với Trái đất và Mặt trăng hơn so với những thiên thạch xung quanh chúng.

Trong khi đó, Ceres - thiên thạch lớn nhất trong vành đai thiên thạch - tương đối gần Vesta, nhưng được hình thành trong các điều kiện khác nhau. Hành tinh lùn này có điều kiện giống với các vệ tinh đóng băng của sao Thổ và sao Mộc. Ceres có thể chứa các khoáng chất mang nước và một bầu khí quyển yếu.

Trước đây, một số tàu thăm dò đã được phóng vào không gian để nghiên cứu các thiên thạch trong Hệ mặt trời, kể cả tàu thăm dò Galileo của NASA với nhiệm vụ nghiên cứu 3 thiên thạch trước khi bay vào quỹ đạo của sao Mộc. Tuy nhiên, Dawn là tàu thăm dò đầu tiên bay vào quỹ đạo của một thiên thạch trong một thời gian dài.
 
                                                                       Theo HaNoiMoi

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tàu con thoi Atlantis sau khi rời trạm ISS (Nguồn: NASA)
Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sẽ giúp phương tiện hoạt động an toàn hơn.
Nông dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) tập trung gieo cấy lúa mùa. Đến giữa tháng 7, toàn huyện Lạc Sơn đã thực hiện gieo trên 470 tấn mạ, tổng diện tích lúa mùa đã cấy là 1.512 ha

Công viên địa chất - du lịch địa chất phục vụ phát triển bền vững

Đó là chủ đề chính của phiên khai mạc toàn thể Hội nghị lần thứ hai mạng lưới công viên địa chất khu vực châu Á - Thái Bình Dương vừa được tổ chức ngày 18-7 tại Hà Nội.

HP khai trương TT Bảo hành toàn diện tại Việt Nam

Việt Nam là thị trường đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ ba tại châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc, được lựa chọn để xây dựng Trung tâm Bảo hành Toàn diện theo tiêu chuẩn toàn cầu của hãng.

Miền Bắc sắp đón đợt nắng nóng gay gắt

Khoảng cuối tuần này các tỉnh miền Bắc và miền Trung sẽ bước vào đợt nắng nóng khá gay gắt. Theo đó, trạng thái mưa rào và dông mát mẻ cũng sẽ chấm dứt.

Hiền Lương: Nhân dân đồng lòng xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xã Hiền Lương (Đà Bắc) là xã điểm xây dựng NTM của tỉnh nhưng mới chỉ đạt 6/19 tiêu chí. Với mục tiêu đến năm 2015 cơ bản đạt tiêu chí trở thành xã NTM và hoàn thành các tiêu chí vào năm 2020. Tuy khó khăn về điều kiện tự nhiên, KT-XH nhưng Hiền Lương đang được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và sự đồng lòng của nhân dân trong xây dựng NTM.

Cấy ghép tế bào gốc để chữa mù

Các bác sĩ Mỹ vừa thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép tế bào võng mạc nuôi trong phòng thí nghiệm đầu tiên trên hai bệnh nhân vốn bị mù do thoái hóa điểm vàng (macular degeneration). Đây là trường hợp thứ hai trên thế giới tiến hành thử nghiệm liệu pháp chữa trị tế bào gốc cho con người.

Suy thoái tài nguyên và môi trường: Lời cảnh báo chưa muộn

Mặc dù mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, song Việt Nam đã và đang phải đối đầu với các vấn đề môi trường nghiêm trọng - nhiều nghiên cứu gần đây đều chung nhận định trên. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tổn thất do ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đã lên tới 5,5% GDP hằng năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục