Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí "Nature" mới đây, một cú va chạm trước đây giữa hai mặt trăng từng nằm trong quỹ đạo Trái Đất là nguyên nhân khiến cho Mặt Trăng ngày nay hơi lệnh về một bên và phía mặt khuất với Trái Đất gồ ghề hơn nhiều so với mặt trực diện.

Các nhà khoa học cho rằng Mặt Trăng trước đây chịu bóng phủ của một hành tinh đồng hành nhỏ hơn, khoảng 1/30 khối lượng của Mặt Trăng, khi cả hai cùng quay vòng quanh Trái Đất thuở khai sinh hơn bốn tỉ năm trước đây.

Tuy nhiên, các mặt trăng tiến hóa nhanh hơn Trái Đất và chịu ảnh hưởng sức hút Mặt Trời lớn hơn, sự ổn định của hai hành tinh trong cùng một quỹ đạo bị phá vỡ, dẫn tới một loạt va chạm giữa chúng.

Sau 100 triệu năm song hành, cuối cùng mặt trăng nhỏ hơn đã lao vào "người bạn" lớn hơn. Cú va chạm diễn ra trong nhiều giờ và kết quả là hai hành tinh sáp nhập vào nhau.

Mọi việc diễn ra cách Trái Đất chỉ 128.724 km, khoảng 1/3 so với khoảng cách 402.336km (từ Trái Đất đến Mặt Trăng) như hiện nay.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận rằng cú va chạm dẫn đến sự sáp nhập trên cắt nghĩa cho sự tương phản giữa hai phía mặt gồ ghề - khuất và mặt bằng phẳng - trực diện Trái Đất mà con người có thể quan sát được trên bầu trời đêm.

Không chỉ tạo ra một hố khổng lồ, cú va nhập có lẽ đã tập hợp các vật liệu hình thành nên lớp vỏ cứng của Mặt Trăng với bề mặt dày và lởm chởm. Thực tế, lớp vỏ phía bên kia của Mặt Trăng dày hơn khoảng 50km so với phía trực diện Trái Đất. Vụ va chạm cũng là nguyên nhân mất cân đối của Mặt Trăng - phồng lên ở phía khuất với Trái Đất.

Thêm một bằng chứng về vụ va chạm đó là sự tồn tại với những biến đổi trong thành phần của vỏ Mặt Trăng. Phía mặt gần Trái Đất của Mặt Trăng thì giàu kali, phốtpho và các nguyên tố đất hiếm nhiều hơn so với phía mặt kia.

Những thành phần này có lẽ đã được tập hợp trong vật liệu nóng chảy (vẫn đang nguội đi ngay bên dưới bề mặt của Mặt Trăng) và đã bắn tung tóe sang mặt đối diện của nó do lực tác động.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học California (Mỹ) dựa trên mô hình "tác động khổng lồ" đã được công nhận rộng rãi. Theo lý thuyết này, Mặt Trăng được tạo ra bởi các mảnh vỡ từ một loạt va chạm giữa Trái Đất với khoảng 10 hành tinh khác có kích thước bằng Sao Hỏa trong suốt giai đoạn hình thành sớm của hệ mặt trời.

Vụ va chạm gây tác động khổng lồ tạo nên Mặt Trăng còn tạo ra một thực thể song hành nhỏ hơn mà cuối cùng đã kết hợp với hành tinh lớn hơn để tạo nên Mặt Trăng ngày nay./.

                                                                             Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Mẫu tivi DesignLine Edge (trắng).

Robot phiên bản mới dành cho người cao tuổi

Công ty Riken tại Nhật Bản mới tiết lộ phiên bản mới của Robot giành cho người cao tuổi mang tên RIBA – II.

Hệ điều hành Chrome vẫn hổng dù siêu bảo mật

Lần đầu tiên Google giới thiệu hệ điều hành Chrome, hãng này tỏ ra rất tin tưởng với nền tảng siêu bảo mật.

Người sử dụng internet nhiều hơn người nghe đài và đọc báo in

Ngày 3.8, Yahoo! Và Cty Kantar Media VN đã công bố bản báo cáo Net Index 2011 là kết quả khảo sát tình hình sư dụng internet tại 4 thành phố lớn tại VN: Hà Nội, TPHCM, Đà nẵng, Cần Thơ.

Trái đất từng có 2 mặt trăng?

Khi nhìn bầu trời đêm, chúng ta chỉ thấy một mặt trăng với bề mặt “mịn màng” mà không biết rằng phần khuất của Mặt trăng rất lồi lõm.

Xảy ra 17 vụ cháy trong 10 năm

(HBĐT) - Ngày 3/8, UBND huyện Lương Sơn tổ chức tổng kết 10 năm triển khai thực hiện Luật Phòng cháy, chữa cháy (2001-2011).

Hội thảo lan rộng mô hình nuôi lợn hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường

(HBĐT) - Từ tháng 6/2010- tháng 11/2011, Trạm KNKL huyện Yên Thuỷ đã triển khai mô hình chăn nuôi lợn thịt hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường. Mô hình có sự tham gia của 40 hộ với quy mô 94 con ở 3 xóm Yên Sơn, Lạc Vượng và Chóng, xã Yên Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục