Cơ quan nghiên cứu Hải quân Mỹ tuyên bố đã thử nghiệm thành công một loại vật liệu nổ mới, có thể tăng đáng kể sức mạnh của vũ khí.
Theo hãng thông tấn BBC, loại vật liệu nổ mới có tên HDMR đã được phát triển trong hơn 5 năm qua. Nó là một hỗn hợp hóa học được tạo thành từ nhiều loại kim loại khác nhau kết hợp với các chất ôxy hóa và polime.
Các nhà khoa học thuộc Hải quân Mỹ tiết lộ, HDMR có tính đậm đặc như thép nhưng sở hữu sức mạnh như nhôm. Các tên lửa được chế tạo từ loại vật liệu có tính đậm đặc cao này khi nổ có thể tạo ra sức công phá cao hơn tới 5 lần mức năng lượng của các vũ khí hiện có. Tuy nhiên, các nhà sáng chế khẳng định các vũ khí công phá làm từ hợp chất mới ít có khả năng giết hại người qua đường vô tội hơn.
Tên lửa, đạn pháo và các loại đạn dược quân sự khác hiện thường được chế tạo gồm một vỏ bọc bằng thép chứa các vật liệu nổ có sức công phá lớn bên trong. Trong khi đó, sáng chế của các nhà khoa học thuộc Hải quân Mỹ nhằm thay thế lớp vỏ trơ bên ngoài bằng vật liệu HDMR, giúp vũ khí công phá chỉ nổ khi găm trúng mục tiêu.
Những thử nghiệm gần đây cho thấy, loại vật liệu HDRM mới rất bền và tăng cường đáng kể hiệu ứng nổ. Chúng do đó giúp tăng đáng kể cái mà các nhà khoa học quân sự gọi là "sự tàn sát hủy diệt".
Clifford Bedford, một nhà nghiên cứu tham gia vào quá trình phát triển siêu vật liệu nổ mới, giải thích lợi thế của HDMR so với các vũ khí hiện có như sau: "Đối với một tên lửa thép, khi được phóng đi, nó bay xuyên qua mục tiêu và tất cả động năng bị tiêu tan vào mục tiêu. Tuy nhiên, với tên lửa sử dụng HDMR, nó tan rã bên trong mục tiêu, giải phóng năng lượng hóa học và sự kết hợp năng lượng hóa học và động năng này mang lại hiệu quả công phá cao hơn".
Các nhà nghiên cứu hy vọng siêu vật liệu nổ mới cuối cùng cũng được ứng dụng trong sản xuất lựu đạn, các viên đạn súng và những vũ khí lớn hơn. Họ đã lên kế hoạch tiến hành têm các cuộc thử nghiệm với HDMR vào tháng 9 tới. Dẫu vậy, với giá thành sản xuất cao gấp 3 - 4 lần những công nghệ hiện tại, các quy định giới hạn về ngân sách của quân đội có thể hạn chế việc triển khai sử dụng loại vật liệu nổ mới này trong tương lai.
Theo VNN
Theo Nhật báo Yomiuri, các khu vực nằm trong bán kính 3km xung quanh Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 có thể là khu vực cấm vào trong “một vài thập kỷ” tới do bị ô nhiễm phóng xạ nồng độ cao.
(HBĐT) - Kim Tiến (Kim Bôi) có diện tích tự nhiên khoảng 1.576 ha nhưng có đến 9 lò gạch thủ công hoạt động. Nhiều năm qua, các cơ sở sản xuất gạch thủ công tạo ra những vùng đất lổm nhổm hố sâu, gây ô nhiễm nặng nề cho sản xuất và đời sống người dân khu vực lân cận. Mặc dù theo Quyết định 115/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến 31/12/2010 tất cả các lò gạch thủ công phải đóng cửa nhưng đến nay các lò gạch này vẫn hoạt động.
Sáng 20-8, nhiều bạn đọc ở TP.HCM, Tây Ninh, Cần Thơ gọi đến đường dây nóng báo Tuổi Trẻ phản ảnh hàng loạt thuê bao di động trả trước của MobiFone bỗng nhiên bị nhà mạng chặn cuộc gọi đi, mặc dù tài khoản của khách hàng vẫn còn nhiều tiền.
Ánh sáng lấp lánh của lửa nến có thể được giải thích bằng hàng triệu hạt kim cương đang đốt cháy, các nhà khoa học tuyên bố.
Câu hỏi trên tiêu đề có lẽ đã được nhiều người trong chúng ta suy nghĩ và trả lời từ lâu.
Các nhà khoa học Hà Lan vừa công bố dự án chế tạo một loại da nhân tạo cứng gấp 10 lần thép và chống đạn hiệu quả hơn những loại áo chống đạn hiện nay. Nguyên liệu để chế tạo loại da này từ sữa dê và tơ nhện.