Hưởng lợi từ dự án NS&VSMT do ChildFund Việt Nam tài trợ, trẻ em trường mầm non xã Nam Phong (Cao Phong) được sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh đảm bảo chất lượng
(HBĐT) - “Từ năm 2006 đến nay, với quyết tâm đưa nước sạch về nông thôn, bất chấp điều kiện khó khăn về nhiều mặt, tỉnh đã huy động hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn vốn để xây dựng các loại hình cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đồng bào vùng sâu, xa, cao…” – Ông Nghiêm Văn Nghĩa, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh nhấn mạnh.
Xã Quy Mỹ (Tân Lạc) có hơn 450 hộ dân với 1.800 nhân khẩu. Trước đây, để có nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày, bà con phải lấy nước từ khe đồi, khe suối hoặc đào chung một giếng nước, vừa tốn công sức, vừa không đáp ứng nhu cầu sử dụng. Năm 2008, nhận hỗ trợ từ chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, xã Quy Mỹ đầu tư xây dựng một công trình cấp nước tập trung. Nguồn nước được lấy từ hang Đắng, bơm lên bể lọc và theo hệ thống đường ống chính về các xóm, bản, cung cấp nước hợp vệ sinh cho địa bàn 4 xóm của xã và xóm Kha của xã Địch Giáo.
UBND xã Quy Mỹ cho biết: Để xây dựng công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng, ngay sau khi có chủ trương đầu tư, UBND xã đã tổ chức họp các trưởng xóm, thông báo công khai trong cộng đồng dân cư mục đích, yêu cầu, phương thức xây dựng công trình và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau đó, trong quá trình thi công, các hộ dân đã tự nguyện đóng góp ngày công lao động trị giá 10% công trình. Sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, các hộ tự mua đường ống nước dẫn từ trục chính về nhà, lắp đặt đồng hồ để tiện lợi cho quản lý, sử dụng. Sau khi tiếp nhận công trình, UBND xã đã bàn giao cho HTX điện năng trực tiếp quản lý; đồng thời tổ chức họp dân thảo luận thống nhất nội dung quy ước quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, thu phí và bảo vệ công trình; hướng dẫn, vận động, tuyên truyền các gia đình sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và có trách nhiệm; hàng tháng chốt số đồng hồ và nộp lệ phí sử dụng nước. Nhờ đó, đã hơn 3 năm, công trình luôn hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho đông đảo hộ dân trong vùng.
Nằm trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, nhiều núi đá vôi mà không có mạch nước ngầm nên bao năm nay, người dân xã vùng cao Hang Kia (Mai Châu) thường xuyên chịu cảnh khan hiếm nước trầm trọng. Vào mùa khô, tức khoảng tháng 11 đến tháng 5 hàng năm, hơn 557 hộ người Mông với hơn 3.000 nhân khẩu phải đi xa hàng chục cây số để lấy nước sinh hoạt. Nhiều gia đình phải mua nước từ Tân Sơn chở vào với giá cao ngất ngưởng: hơn 300.000 đồng/m3 nước. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đồng bào dân tộc Mông nơi đây, tháng 10/2009, Ban Dân tộc tỉnh đã khởi công xây dựng công trình nước sạch quy mô lớn tại xã Hang Kia. Công trình trị giá 26 tỷ đồng gồm các hạng mục đập ngăn nước suối, bể lọc, hệ thống đường ống và 3 bể ngầm chứa nước dung tích 12.000 m2. Sau gần 2 năm xây dựng, đến nay, công trình đã hoàn thiện, chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho người dân trong xã. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia Vàng A Váu, nhằm quản lý và khai thác hiệu quả công trình, xã đã thành lập Ban quản lý với 4 hộ dân tham gia. Sự xuất hiện của công trình đồng nghĩa với việc người dân bản địa sẽ thường xuyên được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, đặc biệt là không còn phải chịu cảnh thiếu nước trong mùa khô như trước đây nữa.
Nhấn mạnh quyết tâm đưa nước sạch về nông thôn của tỉnh trong những năm gần đây, ông Nghiêm Văn Nghĩa, Giám đốc Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh cho biết: Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã huy động hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn vốn để xây dựng nhiều loại hình cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn khó khăn trên địa bàn, ví dụ như hệ thống nước tự chảy, giếng khoan, bể nước mưa, các công trình cấp nước sạch… Kết quả là đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đã đạt 80%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 52%. Để có được thành quả đáng ghi nhận này, tỉnh đã huy động sự tham gia đồng bộ của các cấp, ngành, địa phương, các nguồn lực tài chính và đặc biệt ý nghĩa là sự góp sức tích cực của đông đảo người dân vùng được hưởng lợi.
Ông Nghiêm Văn Nghĩa khẳng định: Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn sẽ chưa dừng lại ở đó. Theo kế hoạch giai đoạn 2011-2015, tỉnh phấn đấu tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn đạt 90%, số gia đình được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 80% và số hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 65%. Đây là những mục tiêu thể hiện quyết tâm lớn của tỉnh nhà trong công cuộc xóa đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế các vùng đặc biệt khó khăn./.
Thu Trang
Mất an toàn thông tin trên mạng Internet đã được các chuyên gia, tổ chức trong ngành cảnh báo và có thể xảy ra trên diện rộng do đó cần một cơ quan đứng ra điều phối các hoạt động ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố.
Khi quan sát một thiên hà xa xôi, các nhà khoa học phát hiện 7 vụ nổ sao siêu lớn, một sự kiện chưa từng được ghi nhận trong lịch sử thiên văn.
FPT đã bí mật cập nhật thêm dòng máy tính bảng mang thương hiệu của tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam cho thị trường trong nước.
Bản đồ mới về Mặt trăng cho thấy “chị Hằng” chứa một lượng lớn quặng quý titan, gấp 10 lần Trái đất. Phát hiện này, theo các nhà thiên văn học, có thể biến Mặt trăng một ngày nào đó sẽ trở thành thuộc địa khai mỏ.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Chi nhánh Xăng dầu Hòa Bình đã duy trì và coi trọng văn hóa trong kinh doanh. Chính sự khác biệt từ chiến lược cho đến văn hóa trong giao tiếp với khách hàng là sự nổi trội, nền tảng tạo nên sự thành công bền vững.
Châu Âu sẽ dẫn đầu sứ mệnh không gian tham vọng nhất từ trước đến nay của con người trong nỗ lực nghiên cứu hành vi của mặt trời.