Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) được cảnh báo là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BÐKH) và nước biển dâng. Trong đó, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn và lũ lụt là những tác nhân chính gây hại đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân ÐBSCL. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để ứng phó và thích nghi với tác động của BÐKH.

 

BÐKH ngày càng hiện hữu

Theo nhận định của ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố ÐBSCL thì những năm gần đây, tình hình sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng luôn gặp phải khó khăn. Như nhiệt độ tăng cao, tình hình hạn hán đã làm cho nước sông Mê Công đổ về ít, trong khi nước mặn từ biển xâm nhập ngày càng lấn sâu vào đất liền và kéo dài,  gây khô hạn cục bộ. Vào mùa mưa, bão lũ xảy ra nhiều trên diện rộng, kèm theo lốc xoáy, triều cường dâng cao đã tác động nghiêm trọng đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp, nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị phá hủy... Trận lũ lịch sử vừa qua đã một phần chứng minh điều đó. Tỉnh Bến Tre là một điển hình của tình hình xâm nhập mặn tại ÐBSCL. Nguyên nhân là do ảnh hưởng BÐKH làm cho lượng nước trên sông Tiền xuống thấp, trong khi thủy triều Biển Ðông lên cao, dẫn đến nước mặn xâm nhập ngày càng nhiều vào tỉnh này. Phần lớn diện tích trồng lúa, hoa cảnh của tỉnh đều bị nhiễm mặn, khô hạn. Tại Sóc Trăng, năm nay nước mặn cũng xâm nhập sâu vào đất liền gây thiệt hại hàng chục nghìn ha lúa đông xuân, xuân hè. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Sóc Trăng Hồ Quang Cua cho biết: Là tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông Mê Công, từ nhiều năm qua, lượng nước từ thượng nguồn đổ về cửa biển rất thấp, khiến nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền khoảng 40 - 80 km. Tình trạng xâm nhập mặn ngày càng sâu và độ mặn tăng cao đã lan nhanh trên những cánh đồng các huyện: Long Phú, Trần Ðề, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Mỹ Tú, TP Sóc Trăng khiến năng suất giảm, chi phí tăng cao. Hơn nữa, do thời tiết thay đổi bất thường làm cho môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng, gây mầm bệnh nguy hiểm cho các đối tượng nuôi. Vụ tôm năm 2011, tỉnh Sóc Trăng có hơn 20 nghìn ha tôm nuôi bị thiệt hại nặng, ước tính hàng trăm tỷ đồng. 

Ở khu vực bán đảo Cà Mau, thời tiết có nhiều thay đổi dẫn đến nắng hạn cục bộ và xâm nhập mặn trong nội đồng. Thống kê thiệt hại của các địa phương cho thấy mức tàn phá của thiên nhiên dữ dội hơn những gì người ta dự đoán. Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) Trần Văn Lăng cho  biết: "Chưa bao giờ Bạc Liêu chịu thiệt hại nặng nề đến như vậy". Tuyến đê biển tây Cà Mau dài 90 km cũng thường xuyên đối mặt với sạt lở, nước biển dâng cao. Theo thống kê của ngành tài nguyên môi trường, trung bình mỗi năm Cà Mau mất 90 ha do sạt lở đất. Mức độ sạt lở ngày càng nghiêm trọng khi triều cường dâng cao và trở thành mối nguy cơ đe dọa hàng chục nghìn hộ dân ở đây sẽ trôi ra sông, biển bất cứ lúc nào. Tại các địa phương vùng lũ ÐBSCL, nhất là đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu tình trạng sạt lở bờ sông cũng đang diễn biến hết sức phức tạp...

Cần những giải pháp đồng bộ

Trước diễn biến ngày càng gia tăng về mức độ khốc liệt của BÐKH, các bộ, ngành và các tỉnh ÐBSCL đang  thực hiện nhiều giải pháp nhằm ứng phó với hạn - mặn. Bộ trưởng NN-PTNT Cao Ðức Phát cho biết, bộ đang khẩn trương chỉ đạo các địa phương sớm hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, quy hoạch lại vùng trồng lúa và có những chính sách căn bản để nền nông nghiệp vùng ÐBSCL phát triển bền vững, thích nghi với BÐKH. Ðặc biệt, kết hợp với Viện lúa ÐBSCL tiến hành nghiên cứu, nhân rộng các giống lúa chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng... cung ứng cho nông dân, bố trí thời vụ hợp lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, bảo đảm sản xuất đạt thắng lợi. Tỉnh Bến Tre đang đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng, nâng cấp các công trình thủy lợi, hệ thống dẫn nước, cấp nước, nạo vét kênh, mương, ngăn cống đập trữ nước ngọt phục vụ sản xuất. Dự án ngọt hóa Gò Công cũng được tỉnh Tiền Giang triển khai sớm nhằm bảo vệ vùng sản xuất  30 nghìn ha lúa. Toàn bộ hệ thống đê bao, cống đập ngăn mặn đã được khép kín, bảo đảm dự trữ, phục vụ nước ngọt cho toàn vùng dự án. Ngoài ra, tỉnh còn có giải pháp cung ứng nước ngọt sinh hoạt cho hơn 300 nghìn dân vùng bị ảnh hưởng hạn, xâm nhập mặn. Tỉnh An Giang đầu tư 114 tỷ đồng xây dựng 193 công trình cống, đập tạm, nạo vét 182 kênh mương nội đồng. Ngoài việc đắp 95 đập mới để ngăn mặn và trữ ngọt cho sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hậu Giang còn được Trung ương đầu tư xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn dài hơn 110 km. Tỉnh Bạc Liêu cũng điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2015. Theo đó, diện tích sản xuất theo mô hình lúa tôm từ 16 nghìn (năm 2000) lên 36 nghìn ha. Bạc Liêu cũng đề nghị với Chính phủ chậm triển khai dự án bờ kè hai bên bờ sông với vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, để ưu tiên nguồn vốn này đầu tư xây dựng tuyến đê biển từ Sóc Trăng đến Gành Hào, nhằm bảo đảm đời sống, sản xuất của người dân.

Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Trưởng Bộ môn BÐKH thuộc Viện Nghiên cứu BÐKH (Trường đại học Cần Thơ), hiện nay việc ứng phó lâu dài với hiện tượng BÐKH và nước biển dâng ở ÐBSCL đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Ðội ngũ cán bộ kỹ thuật vừa thiếu, lại yếu về chuyên môn; việc phân cấp quản lý ở địa phương còn nhiều lúng túng, chồng chéo nên chưa có phương pháp phân tích và giải pháp ứng phó cụ thể. Một số nơi chưa thật sự quan tâm công tác phân tích đánh giá các nguy cơ BÐKH, vì sợ ảnh hưởng đến việc kêu gọi xúc tiến đầu tư...

Ðể khắc phục những mặt hạn chế, các địa phương vùng ÐBSCL cần sớm thành lập ban chỉ đạo ứng phó với BÐKH để đánh giá hiện trạng, nghiên cứu và đề ra những giải pháp khả thi nhằm thích ứng và giảm các tác động xấu do BÐKH gây ra. Ðồng thời có kế hoạch cụ thể về tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt công tác ứng phó, thích nghi BÐKH. Mặt khác, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về hậu quả cũng như giúp họ tìm cách thích nghi và đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt; giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ hợp lý nhằm từng bước thích ứng điều kiện sinh thái của địa phương. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, chính quyền địa phương và người dân thì vùng ÐBSCL không chỉ có thể giảm nhẹ tác hại mà còn tận dụng, khai thác những lợi ích do BÐKH mang lại.

 

                                                            Theo NhanDan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cây chè được xác định là  cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế của  xã Cố Nghĩa.

Người Việt Nam chi nhiều tiền cho Internet di động

Yahoo vừa chính thức công bố kết quả nghiên cứu về thói quen sử dụng Internet trên thiết bị di động của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, Việt Nam là quốc gia có mức độ chi tiêu cho Internet di động cao nhất trong khu vực Đông Nam Á (trung bình 24 USD/ tháng).

Bắc Bộ đón rét đậm đầu mùa, nhiệt độ dưới 15 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (9/12), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Trung Trung Bộ. Ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh.

Xem Meizu MX “so dáng” với các hàng khủng

Chiếc điện thoại “giống hệt” iPhone tỏ ra không hề kém cỏi khi sánh vai với các “bom tấn”, như iPhone 4S, Samsung Galaxy SII, Galaxy Note, Nokia N9 và cả “người an em M9 của nó cùng “đối thủ cùng quê hương” Xiaomi Phone.

Nhật hứng sóng thần kép hồi tháng 3

Trận động đất hồi tháng 3 tạo ra hai cơn sóng thần và chúng chồng lên nhau khiến mức độ tàn phá tăng vọt khi sóng ập vào bờ.

Lực lượng kiểm lâm huyện Kỳ Sơn đẩy mạnh phong trào “5 không”

(HBĐT) - Không để xảy ra cháy rừng; không để xảy ra các điểm nóng về khai thác rừng, phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trái phép; không có tụ điểm lớn về cất giấu, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; không có cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật; không để Chi cục nhắc nhở là phong trào lớn đang được dấy lên trong lực lượng cán bộ kiểm lâm huyện Kỳ Sơn giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô 2011 – 2012.

Windows 8 và Windows Store ra mắt vào năm sau

Trong sự kiện đặc biệt được tổ chức ngày hôm qua, Microsoft chính thức xác nhận phiên bản Beta của Windows 8 sẽ được trình làng vào tháng 2 năm sau, trong khi đó phiên bản chính thức dự kiến sẽ trình làng vào mùa thu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục