Google có mặt trên từng cây số trong thế giới công nghệ - Ảnh: Newscom.

Google có mặt trên từng cây số trong thế giới công nghệ - Ảnh: Newscom.

Thế giới công nghệ đã trải qua một năm đầy biến động với hàng loạt bứt phá từ mạng xã hội, hệ điều hành di động, máy tính bảng (tablet), sách điện tử cho đến những dịch vụ ở tận "mây xanh".

Google+ áp sát Facebook

Khi tiếp quản gã khổng lồ tìm kiếm trên cương vị CEO hồi đầu tháng 4 năm nay, nhà đồng sáng lập Google Larry Page đã đặt mục tiêu tạo ra một mạng xã hội đủ mạnh để có khả năng đánh bại mọi đối thủ sừng sỏ bấy lâu.

Đến tháng 6.2011, mạng xã hội Google+ được khai trương hoành tráng trong nỗ lực giành giật thị phần vốn đang bị thống trị bởi Facebook. Mặc dù tuyên bố đã có trên 40 triệu thành viên đăng ký tạo tài khoản nhưng Google+ không công khai số thành viên thường xuyên tham gia mạng xã hội có tính năng "đặt vòng" đầy mới mẻ này.

Dường như, người nào đang sở hữu tài khoản Gmail đều nhanh tay tạo một tài khoản tương tự trên Google+, nhưng chuyện đăng nhập lại sau đó thì chưa chắc.

Sự tình còn thêm phần rối rắm khi Nikesh Arora, Giám đốc kinh doanh tại Google thừa nhận với báo The Telegraph rằng Google+ được sinh ra không phải để đối đầu với Facebook dù mọi chứng cứ đều cho thấy điều ngược lại.

Năm 2012 được dự đoán là thời điểm then chốt cho mạng xã hội mới của Google. Được ăn cả, ngã về không! 

Android trỗi dậy

Hệ điều hành Android đã xuất hiện trên điện thoại thông minh (smartphone) vài năm qua, nhưng phải đến năm 2011 thì ban lãnh đạo Google mới chính thức mở tiệc ăn mừng khi hơn 50% doanh số smartphone thuộc về điện thoại nền Android.

Với 10 tỉ ứng dụng được tải xuống tính đến thời điểm hiện tại và dàn chiến binh từ smartphone cho đến tablet phong phú trên mọi phương diện, chủng loại cho đến mức giá, Android chỉ việc thẳng tiến về phía trước.

Năm 2011 cũng chứng kiến sự ra đời của phiên bản hệ điều hành Android 4.0 mới là Ice Cream Sandwich. Nhiều hãng sản xuất thiết bị di động kỳ vọng, với "que kem" Ice Cream Sandwich, sản phẩm sẽ đủ sức đối đấu với những "quả táo" Apple.

Hơn thế, với tính năng "mở khóa" bằng hình ảnh khuôn mặt, Google đang chứng tỏ là thế lực "đáng gờm" trong lĩnh vực sáng tạo ra những công nghệ di động mới.

RIM gặp đại hạn

Sau khoảng một thập niên nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng, đặc biệt giới doanh nhân và chính khách, nhãn hiệu điện thoại BlackBerry của Research In Motions (RIM) đang gặp phải một năm cực kỳ đen đủi.

Đầu tiên, RIM bị người dùng ở Anh phản đối sau khi cung cấp thông tin cho cảnh sát chống bạo động để ngăn chặn hoạt động biểu tình chống đối chính phủ vào tháng 8. Đến tháng 10, RIM một lần nữa "ê mặt" khi toàn bộ dịch vụ từ web, tin nhắn, thư điện tử bị đứt đoạn do sập mạng trên toàn châu Âu, Trung Đông và châu Phi trong hơn 3 ngày.

Và mới đây, sau khi từ bỏ thương hiệu BBX để tránh rắc rối về kiện tụng, RIM lại tuyên bố hoãn thời gian ra mắt các dòng smartphone chạy hệ điều hành BlackBerry 10 đến cuối năm 2012 và điều này không khác gì gáo nước lạnh dội thẳng vào đông đảo tín đồ RIM đang nóng lòng chờ đợi.

iPad thống trị thị trường máy tính bảng

2011 thực sự là năm của iPad. Có thể nói, bất chấp có khá nhiều nhãn hiệu máy tính bảng được gán hay tự phong danh hiệu đao to búa lớn như “kẻ hủy diệt iPad” thì các sản phẩm Apple vẫn bán chạy như tôm tươi. Năm nay cũng chứng kiến sự thất bại của HP với TouchPad và RIM với Playbook trong cuộc chạy đua dường như không cân sức với iPad.

Cuối năm 2011, hàng loạt mẫu máy tính bảng chạy nền Android xuất hiện, hứa hẹn một mùa mua sắm đầy cạnh tranh cho các hãng sản xuất.

Sẽ là quá đáng nếu thị trường máy tính bảng chính là thị trường iPad nhưng điều đó là hoàn toàn chính xác khi thị phần iPad gần áp đảo mọi đối thủ khác, từ doanh số cho đến số lượng máy bán ra.

Liệu iPad sẽ lập lại thành tích bất bại của Apple ở phân khúc máy nghe nhạc như từng thực hiện với iPod? Thời gian sẽ trả lời.

"Nóng" với bằng sáng chế

Cũng trong năm 2011, ngành kinh doanh smartphone vốn cạnh tranh gây gắt đã để lại vị đắng ngắt cho những bên liên quan. Cuộc chiến tranh giành bản quyền và bằng sáng chế công nghệ đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, và đơn kiện cứ bay tới tấp đến nhiều tòa án trên toàn thế giới, với nguyên đơn và bị đơn không thiếu tên tuổi chính nào trong làng công nghệ.

Nhưng màn "đấm đá" chát chúa nhất chính là giữa Apple với Samsung. Apple tuyên bố dòng Galaxy bóng bẩy của đối thủ Hàn Quốc chẳng qua là nhái y chang iPhone và iPad, và "nhà táo” đã tạm chiến thắng tại Đức.

Hiện cặp đôi nổi tiếng khắc khẩu này đang quyết sống mái để bảo vệ quan điểm của mình tại tòa án ở 10 quốc gia khác nhau.

Riêng tại Trung Quốc, Apple dẫu không muốn song vẫn ngậm ngùi từ bỏ thương hiệu iPad hiện đang thuộc quyền sở hữu của một hãng sản xuất nội địa.

Còn về Google, hãng này đang nỗ lực mua lại bộ phận Motorola Mobility với giá 12,5 tỉ USD. Nghe qua có vẻ Google trả giá quá cao, nhưng nếu tính đến đường dài, việc sở hữu Motorola Mobility sẽ giúp Google giành được lợi thế trên các tòa án thế giới

Chẳng biết chuyện mua bán này có liên quan gì đến tuyên bố trước khi mất của huyền thoại Steve Jobs rằng sẽ tiêu diệt Android bởi đây là sản phẩm trộm cắp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, thương vụ của Google vẫn chưa kết thúc vì gặp phải vài trục trặc tại Ủy ban châu Âu.

Thời của ultrabook

Khi Apple tung ra Macbook Air, một số nhà phê bình ban đầu từng mạnh tiên đoán rằng còn lâu dòng máy tính siêu mỏng và nhẹ tênh này mới được giới nhà giàu chú ý. Tuy nhiên, sau khi "tận mục sở thị" thì phần đông khách hàng ngay lập tức bị thu hút bởi vẻ ngoài thanh tao và thiết kế quá ư chuyên nghiệp của mẫu máy tính xách tay này. Kết quả là một phân khúc sản phẩm mới ra đời gần đây, mang đầy đủ đặc điểm và tính cách của Macbook Air nhưng "khai hỏa" trên nền tảng bộ xử lý của Intel.

Giới công nghệ đặt cho dòng máy tính xách tay với kiểu dáng nhỏ gọn và nhẹ cái tên ultrabook, và điều này gợi nhớ đến dòng máy tính sổ (netbook) một thời.

Tiên phong trong việc cung cấp các dòng ultrabook là Asus với sản phẩn Zenbook và Samsung với dòng Series 9. Hãng sản xuất Đài Loan Acer cũng đang tích cực tung ra những dòng ultrabook.

Dùng giọng nói điều khiển thiết bị

Cuối cùng thì các thiết bị số đã biết nghe lời của chủ nhân. Gây chú ý nhất trong lĩnh vực này không ai khác ngoài “trợ lý giọng nói” Siri của iPhone 4S. Mặc dù còn bị than phiền vì chỉ nghe được tiếng Anh giọng Mỹ, nhưng không thể phủ nhận chính Siri đã tạo nên trải nghiệm mới cho giới mê công nghệ, khiến người dùng cảm giác như đang sống một bộ phim khoa học viễn tưởng.

Sách điện tử tận hưởng một năm hoành tráng

Amazon ra mắt thiết bị đọc sách điện tử chuyên dụng (e-reader) Kindle và bắt đầy "nhóm lửa" cho thị trường thiết bị này và cả sách điện tử (ebook).

Đầu năm 2011, Amazon tuyên bố doanh thu ebook đã vượt qua sách in tại thị trường Mỹ. Đến tháng 5, hãng này xác nhận thông tin bán được nhiều ebook hơn sách in tại xứ sở sương mù.

Thừa thắng xông lên, Amazon lấn sân sang thị trường máy tính bảng với sản phẩm Kindle Fire.

Ngay sau đó, các hãng khác như Kobo và Barnes & Noble cũng nhanh chóng tung ra những dòng máy tính bảng riêng, nhưng vẫn không quên tập trung tranh giành thị phần e-reader với Amazon.

"Mây" bao trùm thế giới công nghệ

Từ “cloud” có thêm nghĩa mới trong năm 2011, chuyển từ lĩnh vực dự báo thời tiết qua mảng công nghệ. Tháng 10 vừa qua, Apple giới thiệu dịch vụ điện toán "đám mây" iCloud, trong khi đó các đại gia khác cũng đã và đang tích cực phát triển nền tảng riêng của mình như Google App Engine của Google, Windows Azure của Microsoft, Amazone Webservice của Amazon, Sun Cloud của Sun…

Với những đám mây điện toán, chắc chắn rằng hàng loạt "cơn mưa” công nghệ sẽ ồ ạt rơi xuống các thiết bị cá nhân của người dùng trong thời gian tới, từ hình ảnh, phim cho đến tài liệu.

Theo dự báo, thiết bị di động trong tương lai sẽ thậm chí nhỏ gọn hơn nữa vì không cần trang bị phần cứng có chức năng lưu trữ trên máy. Thay vào đó, người dùng chỉ cần chuyển mọi dữ liệu cá nhân lên các dịch vụ trực tuyến (một cách nói đơn giản hơn của dịch vụ điện toán đám mây) để có thể truy xuất chúng mọi lúc, mọi nơi.

 

                                                                    Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Ảnh minh họa.

Bắc bộ đón Noel trong rét buốt, có nơi còn 5 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (24/12), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các nơi ở Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Ở Vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.

BlackBerry App World 3.1 ra mắt

Ứng dụng BlackBerry App World đã ra mắt phiên bản mới, tích hợp nhiều cải tiến thuận tiện hơn cho người dùng trong tìm kiếm và chọn lọc ứng dụng từ BlackBerry App World.

Nhọc nhằn con đường dân sinh đi xóm Rãnh

(HBĐT) - Tuyến đường từ xóm Đông Lạnh, xã Hòa Bình (TPHB) đi xóm Rãnh, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) có chiều dài 7,3 km được làm từ những năm 60 của thế kỷ XX. Đến nay, do độ dốc cao, mưa lũ tàn phá nhiều năm nên việc đi lại, sinh hoạt của người dân gặp nhiều khó khăn.

Đi tìm “ông vua” của trình duyệt web

Với việc liên tục ra mắt những phiên bản mới cùng những công nghệ đặc thù riêng, không ít người sẽ thắc mắc đâu là trình duyệt web số 1 hiện nay? Cùng đi tìm câu trả lời qua những công cụ chấm điểm chuyên dụng dành cho trình duyệt web.

Máy nghe nhạc cảm ứng nhỏ nhất thế giới

Với kích thước nhỏ nhắn có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, chiếc máy nghe nhạc kỹ thuật số theKube2 của hãng Bluetree Electronics (Singapore) đã được vinh danh là chiếc máy nghe nhạc cảm ứng nhỏ nhất thế giới.

Phát hiện loại protein duy trì “tuổi xuân” của não

Theo hãng tin ANSA, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Công giáo ở Rome vừa phát hiện ra một loại protein giúp duy trì “tuổi xuân” của não và điều này hứa hẹn sẽ đem lại những tiến bộ trong việc chữa trị chứng mất trí và các bệnh thoái hóa thần kinh khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục