Toàn cảnh hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị.

(HBĐT) - Ngày 13/2, Ban Quản lý dự án ADDA - “Dự án phát triển cộng đồng các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc Việt Nam” do Hội Nông dân tỉnh trực tiếp tổ chức, chỉ đạo đã tổ chức hội nghị tổng kết vụ hè thu năm 2011 và triển khai kế hoạch hoạt động vụ xuân - hè năm 2012.

 

Vụ hè - thu 2011, dự án ADDA tại tỉnh ta đã tổ chức được 35 lớp huấn luyện nông dân về IPM trên cây ngô và cây rau tại 11 xã thuộc 6 huyện tham gia dự án. Sau 15 - 17 tuần huấn luyện, các lớp IPM đã cung cấp kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ngô và cây rau như chăm sóc cây trồng qua từng giai đoạn sinh trưởng, thực hiện một số thí nghiệm giúp xác định những biện pháp tác động phù hợp với điều kiện của nông dân, góp phần tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái. Qua triển khai lớp huấn luyện tại 6 huyện Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Đà Bắc, Cao Phong và Kim Bôi, đã góp phần làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của 1.050 nông dân. 100% hội nông dân các xã có hoạt động dự án đã hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của cơ sở Hội trong tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động huấn luyện nông dân, cán bộ hội cơ sở. Kết quả sản xuất tại 35 ruộng thí nhiệm minh chứng sự khác biệt giữa biện pháp canh tác theo lớp học (ruộng IPM) và đối chứng với tập quán canh tác của bà con. Theo đó, ruộng IPM giảm đáng kể vật tư đầu vào, không sử dụng thuốc BVTV, cho thu nhập cao từ 1,5 – 2 lần so với ruộng đối chứng.

 

Vụ xuân – hè 2012, hoạt động thúc đẩy duy trì các nhóm cộng đồng được Dự án ADDA ưu tiên giúp duy trì, củng cố các kiến thức về sản xuất và kỹ năng cộng đồng của học viên nông dân kết hợp hình thành và phát triển 30 nhóm nông dân cùng sở thích mới; tăng cường mở các lớp huấn luyện nông dân về quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ngô, cây rau từng bước hình thành thói quen canh tác nông nghiệp bền vững; tổ chức các chuyến thăm quan, học tập kinh nghiệm cho Dự án ADDA tỉnh, nhóm tập huấn viên, cán bộ HND các xã vùng dự án nhằm tạo cơ hội giao lưu, học hỏi, có thêm bài học kinh nghiệm cho việc triển khai dự án tại tỉnh.

 

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

Các tin khác

Người sử dụng thiết bị chuyên dụng Telesar V don. (Nguồn: physorg.com)
Không có hình ảnh
Để có ứng dụng
Không có hình ảnh

Bưu điện tỉnh: Không ngừng nâng cao hiệu quả mạng lưới phục vụ và dịch vụ bưu chính

(HBĐT) - Sau hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động độc lập theo chủ trương chia tách Bưu chính Viễn thông, Bưu điện tỉnh Hòa Bình đã tiếp tục khẳng định được vị trí, nâng cao uy tín và thương hiệu của ngành Bưu điện, sẵn sàng hội nhập và phát triển trong thời kỳ mới.

Viện nghiên cứu FPT giành giải Nhất cuộc thi công nghệ do EADS tổ chức

Ngày 7/2/2012, nhóm tác giả đến từ Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, Trường Đại học FPT đã giành giải thưởng cao nhất Cuộc thi tìm kiếm giải pháp công nghệ cứu ngư dân trước thảm họa bão do Tập đoàn Hàng không Vũ trụ và Quốc phòng Châu Âu (EADS) tổ chức.

Việt Nam - Hàn Quốc thúc đẩy hợp tác về công nghệ thông tin

Ngày 8-2, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) và Cục An ninh thông tin và internet Hàn Quốc (KISA) đã ký bản ghi nhớ hợp tác trong 4 lĩnh vực: chia sẻ, trao đổi về chính sách phát triển dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) của mỗi nước; thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa doanh nghiệp CNTT Việt Nam và Hàn Quốc; mở rộng hợp tác trong lĩnh vực GD-ĐT nhân lực CNTT, đặc biệt về an ninh thông tin; phối hợp tổ chức các hội thảo, diễn đàn nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển CNTT.

Dùng rơm rạ làm phân bón ruộng

(HBĐT) - Hàng năm, toàn tỉnh gieo cấy trên 40 nghìn ha lúa. Trung bình cứ 1 ha thu được khoảng 6 tấn rơm tươi, mỗi năm có khoảng trên 244 nghìn tấn rơm. Thực tế hiện nay, sau khi thu hoạch, 1/3 rơm rạ được đốt ngay tại ruộng tương đương trên 2.000 tấn dinh dưỡng bị mất đi.

Nghiên cứu về tiếng kêu của loài dế trong kỷ Jura

Các nhà khoa học người Anh cho biết, tiếng kêu của loài dế trong kỷ Jura đơn giản, dễ nghe và có khả năng phát đi một đoạn dài trong đêm.

Sấy cà phê bằng năng lượng mặt trời

Nhận thấy cà phê sau khi thu hoạch được sấy một cách thủ công hoặc qua lò sấy điện cực kỳ tốn kém, TS Mai Thanh Phong cùng nhóm sinh viên Khoa Kỹ thuật hóa học, Trường Đại học Bách khoa TPHCM đã thiết kế và chế tạo thành công máy sấy cà phê sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt từ sinh khối. Kết quả này hứa hẹn mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho bà con trồng cà phê hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục