Sâm Ngọc Linh ở vùng núi Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Sâm Ngọc Linh ở vùng núi Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Ðược phát hiện từ năm 1973, sâm Ngọc Linh được xác định là cây dược liệu quý hiếm, sánh ngang với các loại sâm có giá trị trên thế giới. Tuy nhiên chỉ sau hơn 20 năm phát hiện, loại sâm này đã rơi vào cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn lùng ráo riết. Rất may, chính quyền địa phương cũng như những đơn vị chức năng đang có những giải pháp khôi phục và bảo tồn cây dược liệu quý này.

 

Ðể bảo tồn nguồn tài nguyên quý này ở núi Ngọc Linh, từ tháng 3-1980, vùng sâm Ngọc Linh được Hội đồng Chính phủ ra Quyết định công nhận là "Vùng cấm quốc gia" (nay là Vườn quốc gia Ngọc Linh) để bảo vệ hệ sinh thái. Qua nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học đã khẳng định: sâm Ngọc Linh là cây bản địa Việt Nam, đặc hữu của vùng núi Ngọc Linh, chỉ có ở ba huyện: Trà My  (tỉnh Quảng Nam) và Ðác Glây, Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) với chín xã. Với nỗ lực cứu cây thuốc quý, từ những năm 1990, ngành chức năng ở tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đã lập các chốt điểm trồng sâm di thực ở quanh núi Ngọc Linh, có độ cao và những điều kiện phù hợp cho sự phát triển của cây sâm Ngọc Linh. Gần 20 năm qua, hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam đầu tư hàng chục tỷ đồng để duy trì nguồn gien quý hiếm sâm Ngọc Linh, song chỉ phát triển được khoảng năm, bảy ha. Ðáng chú ý, tháng 5-2011, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh ở tỉnh Kon Tum công bố đã trồng được một vườn sâm Ngọc Linh với diện tích 140 ha ở độ cao hơn 2.000 m.

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Trần Hoàn cho biết: Ðể có được vườn sâm Ngọc Linh đó, 13 năm trước, ông và các đồng sự đã mày mò gieo những mầm sâm đầu tiên xuống ngay tại vùng đất mà bà con tìm được sâm tự nhiên. Hồi đó, với tư cách là người đi thu mua nhựa thông và gỗ thông ở vùng Ðác Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Ðác Glây), khi nghe người dân mách bảo dùng sâm tốt, có lợi cho sức khỏe, ông mua một ít cho gia đình dùng. Rồi tình cờ khi thả xuống đất thấy củ sâm ra rễ, mọc mầm. Ông đã bẻ một số củ ở phần ngọn trồng thử trong rừng... Ý tưởng trồng sâm Ngọc Linh nảy ra từ đó. Từ năm 1998, Trần Hoàn cùng với em trai là  Trần Hảo bắt đầu  góp vốn để  trồng sâm Ngọc Linh. Âm thầm bỏ ra không biết bao nhiêu công sức và tiền của, đến nay công ty đã có vườn sâm 140 ha, từ một đến mười năm tuổi trị giá hàng triệu USD.

Trả cây sâm về với điều kiện tự nhiên là điều kiện tiên quyết để giúp ông thành công trong việc trồng sâm Ngọc Linh. Nguồn giống để có thể trồng được sâm Ngọc Linh chỉ lấy từ củ sâm tươi và hạt của nó. Có một thời gian công ty của ông đã phối hợp với TS Dương Tấn Nhựt (hiện là Phó Viện trưởng Sinh học Tây Nguyên), một chuyên gia hàng đầu về lai tạo các giống hoa nghiên cứu, nhân giống sâm Ngọc Linh bằng biện pháp nuôi cấy mô. Tuy nhiên, qua bốn năm thử nghiệm, ban đầu sâm nuôi cấy mô phát triển tốt, nhưng sau đó, cây tăng trưởng không bình thường như sâm trồng hạt hoặc giâm củ. Ông cũng cho biết, nói là trồng sâm, tuy nhiên không hề có sự can thiệp của con người về bón phân hay tưới nước chăm sóc. Theo số liệu mới nhất mà Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh công bố, hiện tại, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh đã có diện tích khoảng 200 ha. Ðến thời điểm này, công ty chưa hề khai thác sâm để bán. Với diện tích vườn sâm hiện tại, mỗi năm công ty có thể cung cấp một triệu cây giống, tương đương với 20 ha trồng mới.

Từ năm 2011, cây sâm Ngọc Linh được tỉnh Kon Tum xác định là một trong chín sản phẩm chủ lực các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 trồng được 500 ha, trong đó diện tích thu hoạch khoảng 100 ha, với sản lượng hơn 40 tấn. Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum giao và cho thuê rừng và đất lâm nghiệp để Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum đầu tư phát triển sâm tại huyện Tu Mơ Rông với tổng diện tích điều tra khoảng 5.036 ha, trong đó diện tích trồng sâm 1.770 ha.

Tỉnh Kon Tum cũng đang tiến hành xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh, dự kiến đến năm 2013 sẽ bắt đầu cho khai thác và xây dựng một nhà máy chế biến sâm Ngọc Linh tại Kon Tum. Hiện tại, Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh đang sử dụng hơn 300 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với mức lương từ ba đến bốn triệu đồng/người/tháng để bảo vệ và chăm sóc vườn sâm. Công ty dự kiến sẽ xây dựng địa bàn sáu xã gồm Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Ngọc Yêu (huyện Tu Mơ Rông) và Mường Hoong, Ngọc Linh (huyện Ðác Glây) trở thành một vùng sâm dưới chân núi Ngọc Linh. Phương án được công ty đề ra là, hình thành  từng nhóm hộ, khoán cho các hộ tự trồng, chăm sóc và bảo quản vườn sâm, công ty nghiệm thu từng công đoạn. Khi thu hoạch chia theo tỷ lệ phần trăm thỏa thuận... Với những cách làm đó, cây sâm Ngọc Linh không chỉ là cây "xóa đói, giảm nghèo" mà còn trở thành "cây làm giàu" cho người dân nơi đây.

 
                                                   Theo NhanDan
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh hội nghị.
Không có hình ảnh
Tua-bin gió đầu tiên của Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu.

Tăng cường lực lượng, khẩn trương dập lửa cứu rừng Hoàng Liên

Nhận được tin báo có hỏa hoạn trên Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã huy động lực lượng phòng cháy cơ động gồm hơn 400 người cùng lương thực, thuốc men, can nhựa và các trang bị chữa cháy lên ứng cứu. Dự tính, nếu hành quân liên tục, đến 21h ngày 4/3, lực lượng này mới có thể vào đến địa bàn có cháy.

Chiềng Châu nỗ lực phòng - chống cháy rừng

(HBĐT) - Xã Chiềng Châu (Mai Châu) có địa hình rừng núi phức tạp, vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng thuộc các xóm Chiềng Châu, Nà Sò, Lác, Nà Sài với diện tích trên 460 ha rừng. Nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, hạn chế thấp nhất các vụ cháy và những thiệt hại do cháy rừng, xã đã chủ động xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2012.

Microsoft ra mắt Windows 8, cho phép download rộng rãi

Đúng như tuyên bố, Microsoft đã chính thức trình làng phiên bản thử nghiệm Beta cuối cùng của Windows 8, phiên bản “Consumer Preview” tại Hội nghị di động thế giới MWC vào ngày hôm nay.

Trao giải thưởng cho 20 giải pháp thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, GD&ĐT, CN, XD, GTVT, y dược và CNTT

(HBĐT) - Sáng ngày 29/2, Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh (STKT), Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng Hội thi STKT toàn tỉnh lần thứ III (2010-2011) và phát động hội thi STKT tỉnh lần thứ IV (2012-2013). Các đồng chí: Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh; giáo sư, tiến sĩ Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam; các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tác giả đoạt giải đã tới dự.

Vướng mắc trong quản lý hộ kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm

(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng, lò giết mổ Ngọc Hà đặt tại TPHB giết mổ từ 3.000 - 3.200 đầu lợn, có tháng cao điểm lên tới 4.200 đầu lợn, giúp kiểm soát 70% lượng thịt lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây, bình quân số đầu lợn giết mổ tại lò giảm chỉ còn khoảng 2.000 đầu lợn/ tháng. Lượng thịt lưu thông trên thị trường đã qua kiểm soát dịch bệnh vì thế cũng giảm đi.

Đà Bắc: Phê duyệt đề cương quy hoạch xây dựng NTM 19/19 xã

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2010-2020, đến nay, 10/19 xã của huyện Đà Bắc đã thành lập BCĐ và 19/19 xã thành lập BQL xã và Ban Phát triển thôn, triển khai lập đề cương quy hoạch, hoàn thành điều tra thực trạng, lập Đề án và đã được UBND huyện phê duyệt. Dự kiến trong quý I/2012 có 13/19 xã hoàn thành quy hoạch chung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục