Modul pin, sử dụng loại NP135GKg do hãng NAPS (Phần Lan) sản xuất, công suất của mỗi modul là 135 WP.

Modul pin, sử dụng loại NP135GKg do hãng NAPS (Phần Lan) sản xuất, công suất của mỗi modul là 135 WP.

(HBĐT) - Hiện nay, điện lưới quốc gia đã đến được hầu hết các xã trong tỉnh, trong tổng số 1.955 xóm, bản ở 210 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố thì có đến 129 xóm, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn vẫn chưa có điện.

 

Dự án ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp với động cơ diezel để cung cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh được triển khai thực hiện tại xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) từ tháng 4/2010 và chính thức đóng điện cung cấp điện cho 41 hộ dân trong xóm từ tháng 9/2011 đã tạo cơ hội mới để các xóm đặc biệt khó khăn được sử dụng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

 

Dự án “ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp động cơ diezel để cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hoà Bình” thí điểm được thực hiện tại xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong). Cơ quan chủ quản chủ trì dự án là Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm và dịch vụ khoa học công nghệ (Sở KH&CN). Dự án này thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao KH-CN phục vụ phát triển KT-XH nông thôn và miền núi từ nay đến 2010” được thực hiện với sự chuyển giao công nghệ của Viện khoa học năng lượng - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam. Dự án được thực hiện từ tháng 4/2010 với quy mô xây dựng 2 trạm điện pin mặt trời phối hợp với động cơ diezel điều khiển tự động tại 2 cụm dân cư của xóm Mừng. ông Nguyễn Hữu Độ, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm và dịch vụ khoa học công nghệ cho biết: Xóm Mừng, xã Xuân Phong là địa bàn nằm cách xa trung tâm xã và là nơi đặc biệt khó khăn, bà con ở đây do đường sá đi lại khó khăn nên kinh tế chưa phát triển. Từ thực trạng trên, Bộ KHCN, UBND tỉnh cho phép thực hiện dự án ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp với động cơ diezel để cung cấp điện cho bà con xóm Mừng. Mục đích chính là mang lại ánh sáng cho bà con có điều kiện phát triển KT-XH trên địa bàn.

 

Cho đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành và ngày 1/9/2011 đã chính thức đóng điện cung cấp điện cho 41 hộ dân đặc biệt khó khăn của xóm. Đối với trạm phát điện phối hợp nguồn pin mặt trời và diezel điều khiển số 1, riêng trạm điện pin mặt trời được xây dựng lắp đặt theo thiết kế công suất cực đại đạt 6489 Wp, máy phát điện diezel công suất 8,5 kVA cộng với lưới cung cấp điện cho 30 hộ dân, nhà văn hoá và nhà trẻ. Cơ chế hoạt động của trạm hoàn toàn tự động, được điều khiển và giám sát hoạt động từ xa. Đối với trạm phát điện số 2, trạm điện pin mặt trời có công suất 2160 Wp, máy phát điện diezel có công suất 3,0 KVA và lưới cung cấp điện cho 11 hộ dân. Theo đánh giá đây là dự án được thực hiện có công nghệ tiên tiến nhất hiện nay và là dự án pin mặt trời nối lưới đầu tiên thực hiện với quy mô lớn trên cả nước. Những modul pin được nhập từ Phần Lan với cơ chế hoạt động chuyển từ quang năng sang điện năng, từ dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều với một chế độ điều khiển tự động. Về phương thức vận hành trạm điện, trạm điện vận hành hoàn toàn tự động, trên cơ sở đo lượng điện năng thu được trong ngày, phụ tải sử dụng thực tế, lượng dự trữ của ắc quy để tính toán thời gian cấp điện. Bình quân trạm đảm bảo cung cấp điện mỗi ngày 4 giờ (từ tháng 4 - 11) cho phụ tải chiếu sáng, thời gian sử dụng các phụ tải  khác như tivi phải giảm đi. Trạm điện cho phép tiếp tục cung cấp điện 2 ngày khi trời mưa hoàn toàn không có nắng. Trong các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 cho phép dùng điện cả thời gian ban ngày.

 

Cũng trong chương trình dự án, chương trình đã mở các lớp tập huấn đào tạo cho 8 cán bộ vận hành quản lý và các thành viên trong ban quản lý trạm điện của xóm nắm được kỹ thuật vận hành trạm điện, tổ chức tại chỗ cho các hộ dân về quy trình sử dụng điện an toàn. Đồng thời thành lập Ban quản lý vận hành trạm, Ban quản lý được cung    cấp một số vật liệu chuyên dùng phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng trạm điện. Đặc biệt, dự án có phương án về kinh phí để chi cho bảo dưỡng, vận hành trạm điện.

 

Ông Nguyễn Hữu Độ, Phó Giám đốc Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm và dịch vụ KHCN cho biết thêm: Nguồn năng lượng mặt trời ở tỉnh là rất lớn, theo thống kê của Trung tâm Khí tưởng thủy văn Hòa Bình, số giờ nắng trung bình trong năm của tỉnh vào khoảng 1.545 giờ (cao so với giờ nắng trung bình của các địa phương trên cả nước). Do đó, ứng dụng năng lượng mặt trời để phát điện là giải pháp hiệu quả nhất để cấp điện cho đồng bào vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của tỉnh. Trên cơ sở những kết quả khả thi đã đạt được tại trạm điện xóm Mừng sẽ làm cơ sở để xây dựng các mô hình sử dụng năng lượng tái tạo cấp điện cho các vùng chưa thể có điện lưới quốc gia đến trước năm 2015.

 

 

                                                                               Đỗ Hà

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
NLĐ Công ty TNHH Sơn Thủy, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động đảm bảo ATVSLĐ.
Nông dân xã Bình Thanh (Cao Phong) tập trung chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho lúa chiêm - xuân.
Xưởng sản xuất đồ mộc của gia đình đoàn viên Vũ Viết Tuấn, thôn Cố Thổ (Hòa Sơn) giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 8-10 lao động địa phương.

Thiết bị tàng hình trong môi trường từ trường tĩnh

Các nhà khoa học Slovakia và Tây Ban Nha đã cùng nghiên cứu và chế tạo thành công một thiết bị có khả năng tàng hình trong môi trường từ trường tĩnh và có thể được ứng dụng thực tế trong lĩnh vực quân sự và y tế.

Khai trương mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước

(HBĐT) - Sáng 22/3, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam tổ chức khai trương mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng và Nhà nước qua truyền hình trực tuyến toàn quốc. Đến dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, Ban, ngành T.Ư. Tỉnh ta có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

65 tổ chức, cá nhân được cấp phép về tài nguyên nước

(HBĐT) - Tính đến tháng 3/2012, UBND tỉnh đã cấp 124 giấy phép về tài nguyên nước cho 65 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, trong đó có 14 giấy phép thăm dò nước dưới đất, 43 giấy phép khai thác nước dưới đất, 25 giấy phép khai thác nước mặt và 42 giấy phép xả nước thải.

Trình làng loại bình gas bằng composite chống nổ

Một công ty Faidhi Holdings Sdn Bhd của Malaysia vừa giới thiệu một loại bình đựng khí hóa lỏng (bình gas) bằng composite có trọng lượng nhẹ, thân thiện với môi trường và thậm chí không bị phát nổ trong lửa.

Xây dựng nông thôn mới ở Cao Phong

(HBĐT) - Xã điểm Dũng Phong được được coi là điển hình năng động trong việc triển khai thực hiện xây dựng NTM ở Cao Phong. Kết quả bước đầu của chương trình có tác động làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ và người dân nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới theo chiều hướng tích cực.

Phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 14 năm 2012

(HBĐT) - Ngày 21/3, UBND huyện Cao Phong đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCN lần thứ 14 năm 2012 với chủ đề “Xây dựng văn hóa phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp là trách nhiệm và quyền lợi của doanh nghiệp và người lao động”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục