Tuy đã có điện, đường nhưng xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TPHB) vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng.

Tuy đã có điện, đường nhưng xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TPHB) vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng.

(HBĐT) - Xóm Tháu, xã Thái Thịnh (TPHB) xưa là xóm ven sông Đà. Khi xây dựng nhà máy thuỷ điện Hòa Bình, dân cư ở đây đã chuyển đi nơi khác nhường đất xây dựng công trình thế kỷ. Sau khi nhà máy xây dựng xong, dự án trồng rừng phòng hộ được triển khai, một số hộ dân thuộc các phường Chăm Mát, Phương Lâm, Đồng Tiến đã thực hiện trồng rừng theo dự án 327.

 

Tuy nhiên, đến lúc này, hầu hết người dân đều trồng rừng gần nhưng không ai bám trụ lại trên mảnh đất này. Đúng thời điểm đó, nhiều nông dân các tỉnh dưới xuôi như: Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam... đã bỏ tiền mua lại vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển trồng cây ăn quả. Đến nay, xóm Tháu đã có 64 hộ sinh sống và 48 hộ thường trú. ông Trịnh Hữu Lũy, Trưởng xóm Tháu cho biết: Trong những năm gần đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư làm đường bê tông, điện lưới nên đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xóm đã được cải thiện  đáng kể.

Tuy nhiên, đến nay, cơ sở vật chất của xóm như trường học,  trạm y tế, nhà văn hoá và công trình nước sạch đều không có. Hầu hết con em của các hộ dân ở đây đều phải gửi đi học ở nơi khác. Nếu không thì bố mẹ phải đưa đi đón về 4 lần/ ngày. Anh Đỗ Viết Chanh cho biết: Tôi có 2 cháu  nhưng đành phải gửi ông bà nội ở Bắc Ninh để đi học. Tuy biết các cháu xa bố mẹ thiếu thốn đủ thứ và sự dạy dỗ của cha mẹ nhưng chẳng còn cách nào khác. Anh Lũy cũng cho hay, anh có 2 đứa con: một học tiểu học và một học THCS. Đứa lớn có thể đi xe đạp đi học, đứa nhỏ phải đưa đi, đón về. Hàng ngày, sáng anh phải đưa con đi học gần 10 km, trưa lại đón về. Nhà trường không tổ chức bán trú nên chiều lại phải đưa đi, tối đón về. Chức danh trưởng xóm và công an xóm được bầu tạm. Hàng tháng không được hưởng phụ cấp. Năm ngoái, trước những bất cập như vậy, UBND xã Thái Thịnh đã hỗ trợ trưởng xóm, công an viên 70.000 đồng/tháng/ người. Với số tiền hỗ trợ này không đủ tiền anh đi thuyền hay đi xe máy đến UBND xã họp giao ban hàng tuần. Trong khi đó, mọi việc từ chuyện xích mích, mâu thuẫn đến giải quyết chế độ đều phải làm. Hai trưởng xóm trước cũng trong tình cảnh tương tự. Anh Lũy cho biết thêm: Ngoài khó khăn trên, mỗi lần họp xóm đều phải mượn tạm nhà để họp. Để có nước sinh hoạt, các hộ phải tự gánh từ các mó nước trên núi về dùng. Hộ nào có  điều kiện thì đầu tư ống dẫn về. Mùa khô, do nguồn nước cạn kiệt nên nhiều nhà phải gánh ngược đồi lấy nước về dùng. 

Ông Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Thái Thịnh cho biết: Nhiều năm nay, UBND xã đã đề nghị cấp trên giải quyết chế độ cho xóm Tháu như các xóm khác nhưng vẫn chưa thấy hồi âm...

 

                                                                             Việt Lâm 

 

Các tin khác

Thông qua chiến dịch CSSKSS hàng năm, phụ nữ xã Bình Chân (Lạc Sơn) được tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khỏe sinh sản.
Toàn cảnh hội nghị.
Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của chương trình NTM, xã Tòng Đậu đã triển khai thực hiện 2 mô hình nuôi gà và cá đạt hiệu quả kinh tế. 
 Ảnh: Ao cá của gia đình anh Hà Văn Khương, xóm Cha, xã Tòng Đậu thả hơn 600 con giống các loại. Hiện, đàn cá sinh trưởng tốt, sắp cho thu hoạch.
Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình và nhân dân tổ 1 A, phường Tân Thịnh duy trì phong trào dọn vệ sinh môi trường vào ngày cuối tuần.

Phát hiện 5 cơ sở kinh doanh gas vi phạm tiêu chuẩn đo lường

(HBĐT) - Từ ngày 13/3 – 16/4, Đoàn kiểm tra liên ngành Chi cục Tiểu chuẩn đo lường chất lượng, Chi cục QLTT tỉnh đã phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng các huyện tiến hành kiểm tra tiêu chuẩn đo lường chất lượng mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (gas) trên địa bàn.

Thanh niên Dũng Phong chung tay vì cuộc sống cộng đồng

(HBĐT) - Đoàn thanh niên xã Dũng Phong (Cao Phong) hiện có trên 200 ĐV -TN, sinh hoạt tại 11 chi đoàn, đoàn trực thuộc. Anh Bùi Văn Thượng, Phó Bí thư Đoàn xã cho biết: Thực hiện CVĐ, hàng năm, BCH Đoàn xã luôn xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo từng chủ đề do Đoàn cấp trên phát động, giúp thanh niên chủ động, từ đó tham gia hiệu quả các hoạt động tình nguyện tại địa bàn. Tính từ đầu năm đến nay, Đoàn xã đã tổ chức nhiều đợt tình nguyện cho tuổi trẻ Dũng Phong như tình nguyện mùa đông, tháng thanh niên. Qua đó đã nạo vét hàng chục km kênh mương, thăm hỏi 5 gia đình chính sách, tặng chăn, áo ấm cho 2 hộ nghèo trong xã, tổ chức 2 buổi tuyên truyền pháp luật cho ĐV -TN và nhân dân trong xã.

Kiểm tra công tác ATVSLĐ các doanh nghiệp tại thành phố Hòa Bình và Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 17/4, đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ - PCCN tỉnh đã tổ chức kiểm tra công tác ATVSLĐ - PCCN tại Công ty TNHH một thành viên Thiên An (xóm Thia, xã Yên Mông - TPHB) và Công ty TNHH Trung Dũng (Cao Phong).

Hơn 1.400 gia đình phụ nữ thực hiện sử dụng nguồn nước sạch tiết kiệm

(HBĐT) - Vừa qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức hưởng ứng “Ngày nước thế giới năm 2012”.

Yên Thủy nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản, đất đai

(HBĐT) - Với tổng diện tích đất tự nhiên gần 29.000 ha, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, huyện Yên Thuỷ từng là điểm nóng về khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép. Hiện nay, chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai mạnh mẽ, quyết liệt việc kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản trái phép để cơ bản chấm dứt tình trạng này.

Mai Châu tập trung chăm sóc lúa chiêm – xuân

(HBĐT) - Sau khi hoàn tất gieo cấy, nông dân huyện Mai Châu đang chuyển trọng tâm sang chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phấn đấu năng suất lúa chiêm - xuân 2012 đạt 51 tạ/ha. Hiện nay, toàn huyện đã cơ bản làm xong cỏ đợt 1. Diện tích đất canh tác lúa không đủ nước tưới là 84 ha, chủ yếu ở các xã Mai Hạ, Nà Phòn, thị trấn đã chuyển sang trồng màu như ngô, rau đậu, mướp đắng, dưa chuột. Chi nhánh Công ty cổ phần dịch vụ nông nghiệp huyện đã nhập 6,2 tấn giống ngô, 385 tấn phân bón các loại để cung ứng cho các HTX trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục