Công ty CP Môi trường đô thị Hoà Bình huy động nhiều nguồn lực trồng hoa trên các trục đường thành phố.
(HBĐT) - Từ nhiều năm nay, ngoài TPHB, công tác quản lý và sửa chữa hệ thống hạ tầng lưới điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước công cộng tại nhiều địa phương được các phòng, ban chức năng quản lý. Với sự kiêm nhiệm như vậy nên tiến trình xã hội hoá công tác quản lý, khai thác các công trình công cộng bị chậm lại.
Huyện Lương Sơn cũng như các huyện khác trong tỉnh, công tác quản lý hạ tầng lưới điện và hệ thống thoát nước hiện nay được giao cho Văn phòng UBND huyện quản lý. Hàng tháng, VPUBND huyện có tránh nhiệm thanh toán, sửa chữa các hư hỏng thuộc hệ thống điện chiếu sáng của huyện. Theo ông Nguyễn Văn Hoạt, Chánh Văn phòng UBND huyện Lương Sơn, việc để cho Văn phòng UBND huyện quản lý hệ thống chiếu sáng và hệ thống thoát nước đô thị như hiện nay có những bất cập. Mặc dù Văn phòng UBND huyện có người quản lý riêng nhưng thực tế vẫn chưa có chuyên môn nghiệp vụ sâu. Ngoài ra, mỗi lần sửa chữa điện chiếu sáng, VPUBND huyện Lương Sơn vẫn phải liên hệ với Chi nhánh điện của huyện làm phương án, triển khai sửa chữa.
Trên địa bàn thị trấn Lương Sơn hiện nay, hệ thống cống rãnh thoát nước hầu như chưa được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, mỗi lần có ngập úng do mưa lũ, Văn phòng UBND huyện phải thuê nhân lực và phương tiện để khắc phục. Thực trạng này cũng diễn ra tại các huyện khác trong tỉnh. Ngoài ra, do chưa đẩy mạnh xã hội hoá tại các địa phương, công tác quản lý cây xanh, công viên công cộng chưa thật sự được quan tâm đúng mức, dẫn đến một vài công trình ngày càng hoang hoá. Ngoài gây lãng phí vốn đầu tư, người dân ít được hưởng lợi từ những công trình đã được xây dựng. Vấn đề này đã nhiều lần được các cơ quan chức năng của tỉnh đề cập, song đến nay, công tác xã hội hoá, chuyển giao cho doanh nghiệp hoặc đơn vị chuyên trách quản lý các hạng mục, công trình công cộng vẫn còn khá chậm tại.
Tham khảo tại TPHB, trước đây, việc sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện chiếu sáng do Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình thực hiện. Từ khi được chuyển đổi thành công từ doanh nghiệp công ích nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, các lĩnh vực hoạt động của Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc. Lợi nhuận năm sau tăng cao hơn so với năm trước (năm 2009 tăng 248%, năm 2010 tăng 108%, năm 2011 tăng 15%). Công ty đã được trao quyền quản lý khá nhiều gồm: thu gom vận chuyển xử lý rác thải; quản lý duy trì 110 km hệ thống điện chiếu sáng công cộng và trang trí đô thị; quản lý 6.000 cây xanh đô thị, 26.500 m2 thảm cỏ cây cảnh, 53 km đường giao thông, 78 km hệ thống thoát nước đô thị và quản lý 80.000 m2 nghĩa trang.
Riêng về quản lý điện chiếu sáng và hệ thống thoát nước thải, nước sinh hoạt do Công ty đảm nhận duy trì thực hiện, từ khi chuyển đổi sang cổ phần, hệ thống này trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài hệ thống chiếu sáng được đầu tư mở rộng, hệ thống đèn trang trí cũng được lắp đặt trên nhiều tuyến phố chính, làm cho bộ mặt TPHB khang trang hơn trước. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của thành phố, Công ty đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư hệ ống thoát nước hạn chế tình trạng ngập úng cục bộ trên địa bàn.
Theo ông Trần Mạnh Du, Giám đốc Công ty môi trường đô thị trấn Lương Sơn, nhiều năm nay, Công ty đã dành nhiều nguồn lực, đầu tư nhiều tỷ đồng vào thu gom rác thải và đây cũng là nhiệm vụ chính được UBND huyện Lương Sơn giao. Hoạt động của Công ty trong nhiều năm đã góp phần cải tạo, giải quyết một bước vấn đề rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn. Để có thêm việc làm cho người lao động, Công ty đã phải hoạt động thêm nhiều lĩnh vực khác như: sửa chữa các công trình vệ sinh vừa và nhỏ, sửa chữa, san nền, làm đường, vận chuyển hàng hoá... Công ty mới chỉ dừng lại ở mức thu dọn vệ sinh môi trường.
Một thực tế cho thấy, mặc dù nhiều địa phương, công tác xã hội hoá thu gom rác thải đã được quan tâm và đang dần phát huy hiệu quả như huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Mai Châu... Dẫu vậy, với cách thức quản lý, khai thác các công trình công cộng tại nhiều địa phương như hiện nay rất cần có những giải pháp quyết liệt hơn nữa. Qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động nguồn lực mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng, từng bước phát huy hiệu quả sử dụng các hạng mục, công trình công cộng trên địa bàn.
Hồng Trung
(HBĐT) - Những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và VSMTNT đã cải thiện đáng kể điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, lúa xuân trà sớm đang phân hoá đòng, trà chính vụ đứng cái, trà muộn cuối đang đẻ nhánh. Theo thống kê của Chi cục BVTV, hiện nay, tập đoàn rầy đang ở mức độ phổ biến 50-100 con/m2, cao 200 - 300con/m2 tại các huyện Lạc Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, cá biệt có ruộng 1.000 - 2.000 con/m2 ở Kim Bôi, rầy cám lứa 2 bắt đầu nở rộ.
(HBĐT) - Vài năm lại đây, tình hình sâu bệnh hại trên các loại cây trồng ngày càng diễn biến phức tạp trong khi việc xử lý đơn lẻ của các hộ gia đình vừa tốn kém, vừa thiếu hiệu quả. Trước diễn biến này, người nông dân cần được tiếp cận các dịch vụ BVTV chính thống, chất lượng. Việc thành lập các tổ dịch vụ BVTV nằm trong chương trình cải thiện dịch vụ công trong NN&PTNT (gọi tắt là dự án PSARD) do Trạm BVTV huyện Kỳ Sơn triển khai, bước đầu phần nào đã tháo gỡ khó khăn cho người nông dân khi giải quyết nhanh gọn các tình huống sâu bệnh hại cây trồng.
(HBĐT) - Thực hiện tháng chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt I/2012, kế hoạch toàn tỉnh thực hiện đào đắp 287.400 m3 đất, xây 10.550 m2 kè đá, phát dọn 1.262.440 m2 với tổng ngày công huy động trị giá hơn 13,6 tỷ đồng.
Không khí lạnh đã tràn về miền Bắc. Cơ quan khí tượng cảnh báo, các địa phương miền Bắc trong đó có Hà Nội có thể xảy ra mưa đá, tố lốc và gió giật mạnh.
Mức đóng góp 0,9% của Internet trong GDP của Việt Nam hiện đang tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ và Ma-rốc, cao hơn tại Nga nhưng lại thấp hơn nhiều so với mức 4,1% ở Malaysia, 3,2% ở Ấn Độ và 2,6% ở Trung Quốc.