Khói, bụi trong quá trình nghiền đá của các doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá xây dựng trên địa bàn xã Tân Vinh (Lương Sơn) gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 130 doanh nghiệp đang tham gia hoạt động khoáng sản với 171 mỏ được cấp phép hoạt động. Trong đó có 125 mỏ đã cấp phép khai thác, bao gồm 85 mỏ khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng và xi măng, 30 mỏ khai thác quặng sắt, vàng, đồng, antimon, chì-kẽm, 10 mỏ khai thác than đá, 46 mỏ đã thăm dò làm vật liệu xây dựng thông thường và được phê duyệt trữ lượng. Quy mô đầu tư cho các mỏ từ nhỏ lẻ, tận thu đến 60 tỉ đồng/dự án với công nghệ khai thác từ thủ công đến công nghiệp hiện đại, tiên tiến. Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn đang từng bước trở thành một ngành kinh tế chủ lực. Bên cạnh đó, những tác động đến môi trường, cảnh quan do hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đang đặt ra những vấn đề quan tâm.
Thực tiễn cho thấy khai thác khoáng sản là ngành có ảnh hưởng lớn đến môi trường, cảnh quan. Đa số các mỏ có quy mô sản xuất công nghiệp, nhà máy xi măng, chế biến quặng gây ô nhiễm môi trường như: nổ mìn gây tiếng ồn, chấn động mạnh, bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn, chế biến, vận chuyển, ô nhiễm nguồn nước, đất, đá chảy tràn làm hư hỏng hạ tầng giao thông, vùi lấp đất đai, hoa màu, ảnh hưởng đến đời sống KT-XH của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trên địa bàn tỉnh có 13 cơ sở hoạt động khoáng sản gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng, chủ yếu về khai thác đá, quặng sắt, khai thác than, tập trung tại các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy; trong đó, 12 cơ sở để không khí xung quanh bị ô nhiễm vượt quá quy chuẩn cho phép từ 1-15 lần. Hàng năm, Sở TN-MT phối hợp với các sở, ngành liên quan, các huyện, thành phố kiểm tra công tác khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đề xuất các biện pháp xử lý như nhắc nhở, cảnh cáo, xử phạt vi phạm hành chính. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy, việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân còn hạn chế, chưa nghiêm túc, đầy đủ theo quy định. Công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan hiệu quả chưa cao, chưa xử lý kiên quyết, triệt để các cơ sở vi phạm.
Đồng chí Phạm Duy Đức, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN-MT) cho biết: Thời gian qua, công tác thanh, kiểm tra được đẩy mạnh, tăng cường đã đạt kết quả bước đầu tích cực, tỷ lệ các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng giảm theo từng năm. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm trong quá trình khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản luôn là vấn đề quan tâm vì nó tác động trực tiếp đến cảnh quan, môi trường, đời sống nhân dân khu vực khai thác khoáng sản. Mặc dù các dự án đều có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng thực tế khi đi vào hoạt động ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cộng đồng, mối quan tâm của các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường chưa cao. Doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, xe vận chuyển quá khổ, quá tải, chưa trang bị, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại hoặc có nhưng sử dụng chưa theo đúng quy trình, khai thác không theo thiết kế, không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Tỷ lệ vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường so với tổng vốn đầu tư dự án thấp, trong khi bản thân doanh nghiệp cho rằng chịu để kiểm tra, xử lý vi phạm còn hơn đầu tư xử lý môi trường vì đòi hỏi kinh phí cao. Mặt khác, cơ chế trong công tác thanh, kiểm tra phải thông báo trước cho doanh nghiệp cũng gây khó khăn trong thực hiện. Giữa các mỏ liền kề chưa có sự liên kết với nhau để có phương án bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, kinh phí chi cho sự nghiệp môi trường hạn hẹp, lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về khoáng sản ở cấp huyện, xã là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên môn về khoáng sản và môi trường, chính quyền địa phương chưa sát sao, chế tài xử phạt nhẹ cũng là những yếu tố tác động đến công tác quản lý khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
Những năm gần đây, việc phát huy vai trò của người dân địa phương tham gia giám sát, phát hiện về nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các vụ việc gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động khoáng sản góp phần tích cực trong hạn chế,ngăn ngừa, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Đồng chí Đinh Văn Hòa, Giám đốc Sở TN-MT nhấn mạnh: Trong thời gian tới, ngành chú trọng thực hiện thanh, kiểm tra cương quyết hơn, áp dụng các biện pháp cứng rắn trong xử lý các cơ sở vi phạm như đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép, yêu cầu khắc phục hậu quả. Quan tâm vấn đề hậu kiểm các dự án nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm túc chính sách pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Hà Thu
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển, nên hôm nay (8/5) các tỉnh miền Bắc nắng sẽ xuất hiện từ sớm, đêm và sáng có mưa rào vài nơi, tại Hà Nội nhiệt độ cao nhất 33 độ C. Miền Trung nhiệt độ cũng tăng dần, tại Vinh và Huế nhiệt độ cao nhất trong ngày là 34 độ C.
(HBĐT) - Năm 2010, trong khuôn khổ dự án cải thiện cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (PS-ARD), huyện Tân Lạc đã thành lập 13 tổ dịch vụ bảo vệ thực vật (viết tắt là PPSG). Cuối năm 2011, dự án đã tiến hành rà soát đánh giá hoạt động của 13 tổ PPSG nhằm củng cố, phát triển và nhân rộng tổ PPSG trong toàn tỉnh. Đến hết năm 2011, huyện đã thành lập thêm 2 tổ mới, nâng tổng số tổ PPSG lên 15 tổ.
(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, huyện Lương Sơn chỉ còn 2 xóm với 65 hộ chưa có điện. Số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia của huyện là 14.452, chiếm tỷ lệ 99,6%.
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, do vùng áp thấp phía Tây đang có xu hướng phát triển trở lại, nên hôm nay (7/5), các tỉnh miền Bắc sẽ có nắng từ sớm và nhiệt độ tăng cao.
Dù cho đó là tên lửa vác vai nhằm vào máy bay chở hàng hay tên lửa đối không truy quét chiến đấu cơ, Hải quân Mỹ vẫn muốn tìm ra phương thức hỗ trợ phi công sống sót qua các mối sát thương hiệu quả hơn.
(HBĐT) - Cùng tham gia thảo luận nhằm tìm ra những giải pháp thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2011-2020, đồng chí Văn Hồng Thanh, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông đưa ra nhận định: Công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những động lực quan trọng góp phần vào sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh. ứng dụng CNTT sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh, giảm bớt thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền, phục vụ nhân dân và doanh nghiệp tốt hơn.