Việc buôn bán thịt lợn tại các điểm buôn bán nhỏ lẻ là những mối nguy hiểm lây lan dịch bệnh cho người tiêu dùng. Trong ảnh: một điểm bán thịt lợn tại tổ 14, phường Đồng Tiến, TPHB.

Việc buôn bán thịt lợn tại các điểm buôn bán nhỏ lẻ là những mối nguy hiểm lây lan dịch bệnh cho người tiêu dùng. Trong ảnh: một điểm bán thịt lợn tại tổ 14, phường Đồng Tiến, TPHB.

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh có trên 150 điểm giết mổ, 1046 điểm bán thịt, trong đó có hơn 90% là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tập trung ở các xã xa trung tâm, khó quản lý gia súc, gia cầm vào địa bàn tỉnh, đặc biệt là nhiều cơ sở không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy việc quản lý giết mổ, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm thịt tươi sống vẫn là một vấn đề được người tiêu dùng quan tâm hiện nay.

 

Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm ATVSTP, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra, kiểm soát, quản lý công tác giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều trường hợp giết mổ trái phép, bày bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm chưa qua kiểm dịch, đặc biệt là ở các chợ tạm, vỉa hè và các vùng nông thôn. Ngoài những nguyên nhân vẫn còn buông lỏng quản lý, không xây dựng quy hoạch các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, còn do sự lơ là, đùn đẩy trách nhiệm giữa chính quyền và cơ quan chuyên môn. Mặc dù các cấp, ngành trong tỉnh đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nhưng tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm tràn lan, phân tán nhỏ lẻ vẫn diễn ra tại các chợ, hộ gia đình, ảnh hưởng không tốt đến môi trường, chất lượng ATVSTP và sức khỏe của  người tiêu dùng. Điển hình như trên địa bàn thành phố chỉ có duy nhất một lò mổ tập trung hiện vẫn còn hoạt động với công suất 150 con/ngày và những ngày cao điểm là gần 300 con, ngoài ra 16 hộ gia đình cũng đang giết mổ tại  nhà với công suất hàng ngày giết mổ khoảng gần 100 con lợn, cũng tương đương với lò giết mổ tập trung. Nhưng điểm giết mổ nhỏ lẻ tự phát, phân tán trong những KDC, gia đình đều không đủ điều kiện thú y, ô nhiễm môi trường, không có giấy phép kinh doanh giết mổ, ngoài thú y không kiểm soát được. Trong khi đó, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm luôn tìm cách đối phó bằng những thủ thuật tinh vi, khó kiểm soát như tổ chức giết mổ vào nửa đêm, phi tang ngay vật chứng để qua mặt các ngành chức năng. Bên cạnh đó, khi một lượng gia súc, gia cầm lớn được bầy bán không đảm ATVSTP thiếu sự quản lý thiếu chặt chẽ, người tiêu dùng vẫn phải chấp nhận sử dụng những thực phẩm không rõ xuất xứ, chưa được cơ quan chức năng kiểm soát, chứng nhận. Điều này đã tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ tự phát tồn tại và tự do hành nghề. Trong khi đó, những cơ sở có đủ thủ tục trong hoạt động giết mổ và làm ăn chân chính có nguy cơ phải đóng cửa. Đến nay, trên địa bàn tỉnh ta tiếp tục duy trì hoạt động của 11 chốt kiểm dịch tại các huyện và điểm giáp ranh giữa các tỉnh bạn. Nhưng thực tế cho thấy, với lực lượng cán bộ thú y mỏng nên một lượng lớn gia súc, gia cầm hàng ngày từ địa phương khác vẫn luồn lách vào địa bàn tỉnh và nằm ngoài vùng kiểm soát của các chốt kiểm dịch. Chỉ tính riêng đến thời điểm này, các chốt kiểm dịch tại huyện Lương Sơn mới phát hiện được 8 con lợn bị dịch bệnh tai xanh có nguồn gốc từ huyện Quốc Oai (Hà Nội) về Hòa Bình; tại huyện Kỳ Sơn phát hiện được 5 con lợn bị LMLM; tại trại giống của tỉnh cũng phát hiện và tiêu hủy 3 con lợn đực giống và 6 con lợn nái bị bệnh tai xanh.

 

Đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục phó Chi cục Thú y cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có tổng đàn lợn trên 435.300 con, 177.000 con trâu, bò, 4.424,700 con gia cầm, 29.426 con dê thì việc tăng cường quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết. Trong khi đó tích cực vận động, tuyên truyền, thu hút các hộ kinh doanh tham gia vừa xây dựng một chế tài, khung pháp lý cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành quy định. Trong thời gian tới, Chi cục thú y tiếp tục phối hợp với các ban, ngành chức năng thực hiện ngay các biện pháp cấp bách trong kiểm tra, kiểm soát các nguồn gia súc gia cầm xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Đồng thời, tăng cường giám sát giết mổ tại lò mổ tập trung và các điểm mổ nhỏ lẻ tại các hộ gia đình nhằm mục đích đảm bảo ATVSTP, phòng - chống dịch bệnh lây lan từ gia súc, gia cầm sang con người. Ký cam kết với các đối tượng kinh doanh giết mổ, mua bán phải theo quy định của pháp luật và đưa thực phẩm sạch đi vào hoạt động trên địa bàn.

 

                                                                                   Lưu An

 

 

Các tin khác

Nông dân xã Phong Phú (Tân Lạc) thực hành sử dụng chế phẩm trộn, ủ rơm rạ.
Tháng 4/2012, huyện Tân Lạc triển khai tiêm vác xin phòng dại cho đàn chó đạt tỷ lệ cao.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

UNESCO thúc đẩy nghiên cứu bệnh do biến đổi gen

Ngày 11/6, tại trụ sở ở thủ đô Paris (Pháp), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã khai mạc hội nghị định kỳ 2 năm lần thứ 4 của Dự án nghiên cứu biến đổi gen ở người (HVP) nhằm tìm các giải pháp cứu chữa các bệnh liên quan đến biến đổi gen thông qua thu thập và chia sẻ thông tin.

Đập thuỷ điện suối Tráng (Cao Phong) ảnh hưởng đời sống của hàng chục hộ dân

(HBĐT) - Không phải cho đến bây giờ hàng chục hộ dân thuộc các xóm: Môn, xóm Dài, Dệ và Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) sinh sống và có đất canh tác dọc theo con suối Tráng mới lo lắng về nguy cơ bị nước lũ cuốn trôi hoa màu và nhấn chìm nhà cửa.

Trồng mới trên 2.700 ha rừng

(HBĐT) - Theo kế hoạch, năm 2012, toàn tỉnh trồng mới 7.000 ha rừng, trong đó, nguồn vốn từ NSNN bố trí cho trồng rừng phòng hộ 15 tỉ đồng, tương đương với 84 ha. Tỉnh cũng huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư trồng rừng phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Sức mua di động thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

Sức mua điện thoại di động yếu nhất trong ba năm trở lại đây thể hiện qua số lượng nhập khẩu ĐTDĐ 4 tháng đầu năm 2012 giảm 25,6% về số lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Yêu cầu về quản lý tài nguyên số đã rất cấp thiết

Quản lý tài nguyên tần số đang cấp thiết tại Việt Nam. Xu thế quản lý tần số sẽ tiếp tục chuyển dịch từ quản lý chủ yếu bằng các quy định kỹ thuật sang quản lý bằng chính sách trên cơ sở phân bổ tài nguyên tần số.

Kiểm tra thực hiện QCDC tại Sở Tài nguyên và Môi trường

(HBĐT) - Ngày 8/6, BCĐ thực hiện QCDC tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện QCDC tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Đồng chí Hoàng Thị Chiển, Trưởng ban Dân vận Tỉnh uỷ, Phó Ban Thường trực BCĐ thực hiện QCDC tỉnh làm trưởng đoàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục