Một góc khu dân cư Bắc Trần Hưng Đạo (TPHB) thực hiện theo quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch.
(HBĐT) - Quy chế quản lý đô thị của TPHB đã thực sự đi vào cuộc sống. TPHB đã từng bước giải quyết được những vấn đề bức thiết trong quá trình đô thị hóa, thực hiện mục tiêu xây dựng TPHB trở thành đô thị loại 2 vào năm 2020.
Sau 3 năm thực hiện cho thấy, quy chế quản lý đô thị được cán bộ và nhân dân hưởng ứng thực hiện. Công tác quản lý đô thị từng bước đi vào nề nếp. Công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, đất đai, vệ sinh môi trường, trật tự ATGT, thanh tra đô thị được quan tâm và có tiến bộ. Việc tổ chức cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng bảo đảm pháp luật, ngày càng tốt hơn. Quy chế đô thị bước đi vào thực tiễn cuộc sống. ý thức chấp hành pháp luật về quản lý đô thị ngày càng được nâng cao. Bộ mặt đô thị TPHB khang trang, sạch đẹp.
Công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng được triển khai khá tập trung. UBND TP đã phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TPHB đến năm 2025, làm cơ sở pháp lý để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng KT -XH TP theo định hướng. Hiện, TP đang triển khai lập quy hoạch tỷ lệ 1/2000 gồm 2 khu đô thị là khu trung tâm Quỳnh Lâm, khu dọc đường Trương Hán Siêu có tầm quan trong trong quá trình phát triển thành phố với tổng diện tích 726 ha. Hiện, TP đang đẩy mạnh lập quy hoạch chi tiêt cho các khu vực để huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng để thực hiện NQĐH lần thứ 21 Đảng bộ TP xây dựng TPHB trở thành đô thị loại 2 vào năm 2020. 3 năm gần đây, TP đã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, công trình công cộng cho 1080/978 trường hợp, tăng 4,8% so với cùng kỳ 3 năm trước. Công tác cấp giấy phép được triển khai khoa học, thời gian cấp giảm xuống còn 15 ngày (quy định là 20 ngày). Thời gian tổ chức, cá nhân chỉ phải đến TTGDMC 1 lần (quy định là 2 lần). Công tác kiểm tra sau cấp phép xây dựng được chú ý tăng cường hơn. Từ công tác quy hoạch, TPHB đã huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị. Nhiều công trình dự án lớn như các KDC, trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, hạ tầng giao thông được triển khai theo quy hoạch mang lại diện mạo mới cho thành phố. Cụ thể, dự án đường Thịnh Lang, Hữu Nghị, Trần Quý Cáp có mặt đường từ 30-35 m. Các tuyến đường Cù Chính Lan, An Dương Vương cũng đã hoàn thành cải tạo, nâng cấp lớn, ngoài ra, nhiều tuyến đường phối của xã, phường cũng đang được đầu tư cải tạo. Hệ thống thoát nước, vỉa hè cũng được chỉnh trang, đầu tư sửa chữa. Nhân dân cũng đã đóng góp xây dựng 57 km đường bê tông xi măng cải thiện điều kiện đi lại. Hệ thống chiếu sáng được đầu tư xây dựng 38, 5 km đường điện chiếu sáng công cộng, nâng tổng chiều dài lên 102,4 km, tăng 37% so với thời gian trước. Hệ thống cây xanh đường phố, hoa, cây cảnh trên các trục chính như Thịnh Lang, Trần Hưng Đạo, Hữu Nghị; hệ thống chiếu sáng, điện trang trí đã đáp ứng được nhu cầu trang trí đô thị ngày lễ, tết, tạo cảnh quan mới cho TP. Hiện nay, TPHB đang triển khai đầu tư xây dựng công viên Tuổi trẻ giai đoạn 1, diện tích 8,5 ha, đang triển khai giai đoạn 2... Từ việc xã hội hóa hoạt động môi trường, những vấn đề bức xúc trong quá trình đô thị hóa từng bước được giải quyết khá tốt. TPHB đã cơ bản khắc phục hiện tượng rác lưu trong ngày chờ vận chuyển tại các phường trung tâm, 70% rác thải được thu gom, vận chuyển đến khu chôn lấp của TP. Công ty MTĐT Hòa Bình đang tập trung đầu tư nâng cao năng lực hoạt động triển khai có hiệu quả các dịch vụ công ích về môi trường. TPHB được Hiệp Hội cá đô thị Việt
Hiện nay, TPHB đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện các nội dung quy chế quản lý đô thi, tăng cường và nâng cao năng lực của đơn vị, lực lượng chức năng, chính quyền cơ sở, đề cao ý thức của người dân chấp hành quy chế quản lý đô thị, đẩy mạnh quy hoạch, quản lý quy hoạch, phấn đấu xây dựng TP hiện đại xanh - sạch - đẹp.
Lê Chung
(HBĐT) - Cơn bão số 5 năm 2007 đã qua đi gần 5 năm nhưng mỗi khi dự báo thời tiết có mưa, bão là Ban chỉ huy phòng - chống lũ bão, tìm kiếm cứu nạn huyện Cao Phong và cấp ủy, chính quyền xã Yên Lập luôn trong tâm trạng bồn chồn lo lắng bởi cả xã có đến gần 50 hộ dân ở 5 xóm luôn phải sống thấp thỏm trước tình trạng đất, đá sụt lún, sạt trượt làm hư hỏng vườn tược, chuồng trại, nhà ở.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Mai Châu còn 4 xóm “trắng” điện, bao gồm Tàu Nà – xã Cun Pheo, Phiêng Xa – xã Đồng Bảng, Tam Hoà – xã Tân Sơn và Tà Song A – xã Pà Cò . Tổng số hộ chưa có điện là 160 hộ.
(HBĐT) - Lâu nay, ở các khu vực nông thôn trong tỉnh, tình trạng rơm, rạ đốt tràn lan sau mỗi kỳ thu hoạch vô hình chung làm lãng phí, đồng thời gây ô nhiễm môi trường. ấp ủ đề tài nghiên cứu từ những năm 2010-2011, khởi động ở vụ thu hoạch lúa chiêm - xuân năm nay, Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh đã hiện thực hóa, chính thức chuyển giao, hướng dẫn quy trình ứng dụng chế phẩm Fito - Biomix RR chế biến rơm, rạ thành phân bón hữu cơ tới người dân.
(HBĐT) - Là xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, Yên Lập có tổng số 438 hộ, trên 2.100 nhân khẩu cư trú tại 7 xóm. Hiện, toàn xã mới chỉ có 138 hộ thuộc 2 xóm Ngái, Đảy được sử dụng điện lưới quốc gia, chiếm 31% tổng số hộ trên địa bàn.
(HBĐT) - Để đối phó với diễn biến phức tạp của dịch hại cây lúa, vấn đề sử dụng thuốc không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, lạm dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều trong SXNN. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự ở xóm Nại, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) ở các vụ trước. Nhưng từ vụ chiêm - xuân năm 2012, khi mô hình CLB nhà nông Nicotex trên cây lúa được triển khai, nông dân học hỏi, áp dụng trên đồng ruộng nhà mình, nhận thức trong phòng trừ sâu bệnh của bà con đã thay đổi rõ rệt.
(HBĐT) - Thấy chúng tôi đang loay hoay chụp ảnh trạm hạ thế 31,5KVA ở xóm Bống, xã Tân Minh (Đà Bắc), anh Lường Văn ủi bảo: Trạm này xây xong gần 2 năm rồi mà người dân vẫn chưa có điện đâu. Bao năm nay, chúng tôi mong có ngày được lắp điện nhưng họ chỉ làm trạm hạ thế, kéo dây về xóm rồi bỏ đó.