Nhờ phong trào hiến đất của người dân, các em nhỏ xóm Tôm, xã Hợp Thịnh đã được học tập trong những lớp học khang trang.
(HBĐT) - Hợp Thịnh được chọn là xã làm điểm xây dựng NTM của tỉnh. Tính đến thời điểm này, xã đã hoàn thành 8/19 tiêu chí, trong đó có nhiều tiêu chí vượt chỉ tiêu đề ra. Có được kết quả trên ngoài sự nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền còn là sự đồng thuận của nhân dân.
Đến Hợp Thịnh vào những ngày đầu thu tháng 8, khi mùa tựu trường cũng đang bắt đầu. Khác với mọi năm, năm nay, những em nhỏ ở xóm Tôm không còn phải ngược đường xuống tận xã Khánh Thượng (Ba Vì – Hà Nội) để học nhờ như mọi năm nữa. Dãy phòng học với 1 lớp mầm non, 2 lớp tiểu học 1 và 2 đã được xây dựng khang trang. Ông Trần Văn Tình, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Xóm Tôm có 130 hộ với khoảng hơn 500 nhân khẩu là những ngư dân thuyền chài đến định cư, cách trung tâm xã 4 km. Đường xa nên con em xóm Tôm đến tuổi ra lớp thường phải xin học nhờ bên Khánh Thượng. Chính vì vậy, có được một lớp học tại xóm để các em đỡ phải học nhờ không chỉ là mong ước của các bậc phụ huynh mà còn là trăn trở của cấp ủy Đảng, chính quyền. Huy động dự án để đầu tư không khó, tuy nhiên, cái khó chính là mặt bằng để xây dựng. Muốn có mặt bằng để hoàn thành mục tiêu trên chỉ có cách duy nhất là lấy đất của hộ dân và đền bù nhưng số tiền để chi trả lại rất lớn. Đảng ủy xã họp và quyết định thống nhất vận động người dân hiến đất. Thật bất ngờ ngay từ buổi họp đầu tiên lấy ý kiến và nêu ra những khó khăng mà xã đang gặp phải, người dân đã tình nguyện hiến hơn 200 m2 đất để xây trường. Không những vậy, các hộ dân ở xóm Tôm còn tình nguyện mỗi hộ đóng góp 3 m2 đất để san lấp mặt bằng xây dựng trường cho con em mình. Đến nay, thì con em xóm Tôm đã có được những lớp học khang trang.
Là một xã vùng hạ lưu sông Đà, nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Hợp Thịnh. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, người dân xã Hợp Thịnh đã chủ động hiến hơn 3000 m2 đất và đóng góp 350 ngày công, trị giá 35 triệu đồng xây dựng đường giao thông nội đồng dài hơn 1 km, chạy qua 7 xóm. Tuyến đường này phục vụ sản xuất trên đất 3 vụ lúa cho 13 xóm của xã.
Không chỉ có 2 công trình trọng điểm ấy mới có sự đóng góp của nhân dân, hiện nay, ngay cả các công trình của xóm người dân cũng sẵn sàng hiến hàng chục m2 đất mà không đòi hỏi bất cứ một sự đền bù nào. Trong phong trào này phải kể đến những điển hình tiên phong như gia đình ông Nguyễn Xuân Thảo – xóm Tôm hiến 84 m2 đất để làm sân chơi cho xóm, trị giá 30 triệu đồng. Gia đình ông Nguyễn Văn Hồi, xóm Thông hiến 12 m2 đất xây dựng nhà văn hóa, trị giá gần 10 triệu đồng.
Chính nhờ sự đồng thuận, nhiệt tình hưởng ứng của người dân, đến nay, chương trình xây dựng nông thôn mới của xã đã cơ bản hoàn thành 8/19 chỉ tiêu, trong đó, đặc biệt nhiều tiêu chí khó đã vượt so với quy định. Tiêu biểu như tiêu chí văn hóa, đến nay, 13/15 thôn của xã đều đã xây dựng được nhà văn hóa đạt 84,6%, vượt 4,6% so với tiêu chí đề ra. Tiêu chí về giao thông nông thôn của Hợp Thịnh cũng cao hơn so với quy định với 12 km đường liên thôn đã được bê tông hóa. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, chính người dân đã hiến đất, góp ngày công để hoàn thành những tiêu chí này. Hiện nay, cũng nhờ phong trào hiến đất, hiến ruộng, Hợp Thịnh đang xây dựng nhà văn hóa trung tâm xã và sân vận động trung tâm.
Sự đồng thuận của nhân dân không chỉ giúp Hợp Thịnh nâng cao cơ sở hạ tầng mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển. Học nhau từ những việc làm thiết thực, nhiều cán bộ, đảng viên đã đóng góp công sức để giúp đỡ các hộ nghèo, hộ khó khăn phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Tiêu biểu như Hội Nông dân với phong trào tín chấp vay phân bón sản xuất, phong trào xây bể chứa rác thải đồng ruộng. Hội phụ nữ với phong trào nuôi lợn nhựa gây quỹ hỗ trợ vốn sản xuất, xóa nhà tạm cho phụ nữ nghèo… Nhờ vậy, đời sống của nhân dân đã được nâng lên, thu nhập bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,4%.
Phương Linh
(HBĐT) - Sáng 20/8, Hội CTĐ tỉnh , Hội CTĐ huyện Tân Lạc đã phối hợp cùng UBND, Hội CTĐ xã Mãn Đức tổ chức lễ ra quân trồng rừng phòng hộ giảm thiểu rủi do, thảm họa tại xóm Định I. Hoạt động này nằm trong Dự án do Hội CTĐ Nhật Bản tài trợ thông qua Hiệp Hội CTĐ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
(HBĐT) - Dòng sông Đà, đoạn đi qua TPHB đang bị một số doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng (VLXD) lấn chiếm, tập kết cát, sỏi khu vực hạ lưu đập thuỷ điện khiến dòng chảy của sông ít nhiều bị thay đổi. Các cơ quan thông tin đại chúng đã nhiều lần phản ánh về tình trạng đổ đất, đá lấn chiếm dòng sông để mở rộng mặt bằng kinh doanh, tuy nhiên, tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn, gây ảnh hưởng đến việc thoát lũ và nguy cơ sạt lở 2 bên bờ sông.
(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, lúa mùa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ và cuối đẻ nhánh, rau đậu các loại phát triển thân lá – thu hoạch, mía ở vào thời kỳ làm đốt – tích lũy đường, một số loại cây ăn quả như nhãn đang phát triển quả, vải phát triển chồi. Với diện tích lúa mùa, một số đối tượng sinh vật đang gây hại là tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ và bệnh lùn sọc đen.
(HBDT) - Hiện nay, lực lượng ĐV-TN huyện Kỳ Sơn có 4.715 thanh niên trong độ tuổi Đoàn, chiếm 12% dân số toàn huyện. Trong đó có 2.965 đoàn viên đang tham gia sinh hoạt tại 145 chi đoàn, có 1.750 thanh niên sinh hoạt trong tổ chức Hội. Những năm gần đây, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị của ĐV-TN huyện Kỳ Sơn đã được nâng lên. Số lượng ĐV-TN là CB-CNVC tăng nhanh. Lực lượng ĐV-TN trở thành lực lượng xung kích trong lao động sản xuất, giảng dạy, công tác tại các cơ quan, đơn vị, trường học.
(HBĐT) - Ngày 13/ 8, Sở LĐ-TP&XH đã tổt chức tập huấn về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLA) cho tập thể cán bộ, công nhân lao động Công ty CP Đầu tư Năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình kiên cố bai, kênh mương xóm Chiềng (xã Quy Mỹ, huyện Tân Lạc) với tổng mức đầu tư dự kiến 12 tỷ đồng.