Được tham gia các lớp tập huấn của Trạm KNKL huyện tổ chức, nhiều hộ gia đình ở xã Tuân Lộ đầu tư trồng cây mía tím phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Bùi Thị Đừn, xóm Bận, xã Tuân Lộ chăm sóc mía tím.

Được tham gia các lớp tập huấn của Trạm KNKL huyện tổ chức, nhiều hộ gia đình ở xã Tuân Lộ đầu tư trồng cây mía tím phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo. Ảnh: Chị Bùi Thị Đừn, xóm Bận, xã Tuân Lộ chăm sóc mía tím.

(HBĐT) - Những năm qua, Trạm KNKL huyện Tân Lạc đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, tích cực bám đồng bám ruộng, kịp thời tham mưu cho chính quyền cơ sở trong chỉ đạo sản xuất và giúp người nông dân thay đổi nhận thức, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Trạm đã phân công cụ thể cho từng cán bộ kỹ thuật phụ trách cụm, xã. Mỗi 1 cán bộ kỹ thuật chịu trách nhiệm phụ trách từ 2- 3 xã. Nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nông phụ trách các xã là: triển khai kế hoạch sản xuất nông lâm nghiệp của UBND đến cơ sở; phối hợp với khuyến nông xã theo dõi tình hình sản xuất nông – lâm - ngư nghiệp, tham mưu, tư vấn kịp thời cho người dân và lãnh đạo UBND các xã. Trạm  tổ chức họp giao ban vào đầu tuần để phản ánh tình hình sản xuất, đưa ra các đề xuất - kiến nghị về các giải pháp kỹ thuật, kế hoạch sản xuất tại các cơ sở cần được hỗ trợ, thống nhất công việc của tuần tới. Trực tiếp hỗ trợ, theo dõi các chương trình khuyến nông thực hiện trên địa bàn xã. Cùng với đó, Trạm đã phân công cán bộ huyện phụ trách các xã hỗ trợ, tư vấn, giám sát hoạt động của khuyến nông xã, hàng tháng có báo cáo kết quả hoạt động của khuyến nông xã, tham gia vào xếp loại khuyến nông xã hàng năm.

 

Với nguồn ngân sách được phân bổ, Trạm đã chủ động đề xuất triển khai mỗi xã 1 lớp tập huấn kỹ thuật, dựa trên nhu cầu học tập thực tế của nông dân. Ngoài ra, Trạm còn phối hợp tốt với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để có thêm nguồn kinh phí tổ chức các khóa tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người nông dân. Đến hết tháng 8, Trạm KNKL đã tổ chức được 14 lớp tập huấn trong và ngoài mô hình theo phương pháp truyền thống và hỗ trợ cho các xã thực hiện 66 lớp học FFS (lớp học hiện trường), bình quân 50 nông dân/lớp.

 

Thực hiện công tác nghiên cứu thực nghiệm các tiến bộ KHKT, công nghệ đưa vào ứng dụng mô hình trình diễn về tiến bộ KHKT công nghệ phù hợp với từng vùng sinh thái trên địa bàn, trong 8 tháng, từ nguồn sự nghiệp trạm đã triển khai thực hiện và lan rộng một số mô hình khảo nghiệm giống: Trạm KNKL huyện đã phối hợp với các Công ty Syngenta, Bioseed, Pyonneed... tổ chức thực hiện được 21 mô hình khảo nghiệm lúa, ngô trên địa bàn các xã Bắc Sơn, Nam Sơn, Lũng Vân, Ngổ Luông, Quyết Chiến, Địch Giáo, Phú Vinh, Phú Cường, Quy Mỹ, Tuân Lộ, thị trấn Mường Khến. Các mô hình khảo nghiệm thuộc  ngân sách huyện như mô hình trồng lúa lai sử dụng phân bón qua lá tại thị trấn Mường Khến; trồng ngô lai sử dụng phân bón qua lá tại Mỹ Hoà; mô hình trồng gai tại Địch Giáo. Các mô hình tại các điểm khảo nghiệm  hiện đang phát triển tốt. Không chỉ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trạm còn tích cực tổ chức cho cán bộ trạm xuống cơ sở cùng cán bộ khuyến nông cơ sở hướng dẫn tại ruộng cho bà con nông dân về thao tác, kỹ thuật chăm sóc lúa và các cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng.

 

Cùng với các mô hình nông nghiệp, Trạm cũng đã triển khai các mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như mô hình trồng bưởi giống mới tại xã Phong Phú được thực hiện từ ngân sách thuộc đề tài nghiên cứu khoa học. Từ ngân sách Trung ương thực hiện mô hình cơ giới hóa trồng mía. Hiện nay đang xác định các hộ có nhu cầu về máy nâng xếp mía trong toàn huyện để triển khai. Hỗ trợ, tư vấn cho việc lan rộng các mô hình triển khai trước đây như mô hình nuôi lợn nái, gà thả vườn, vỗ béo bò...

 

Trạm đã phân công từng cán bộ kỹ thuật của trạm phối hợp với khuyến nông xã thường xuyên hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho nông dân, Hỗ trợ chi nhánh dịch vụ nông nghiệp trong việc đăng ký nhu cầu vật tư, hầu hết khuyến nông xã tham gia xác định nhu cầu vật tư, con giống cho người dân.

 

Ngoài ra, chú trọng phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong tăng cường các hoạt động khuyến nông, tận dụng vốn, kiến thức, kinh nghiệp của các đơn vị phối hợp để đưa các hoạt động khuyến nông đến với người nông dân như: phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng  các xã thực hiện được 3 tập huấn theo nhu cầu của người dân; tham gia hoạt động của các dự án chính phủ và phi chính phủ như: dự án PS-ARD, dự án GNI, tiếp cận và đề xuất hợp tác với dự án giảm nghèo, chương trình 135 của chính phủ.

 

 

                                                           Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hình thức lớp học hiện trường giúp người nông dân nắm bắt được các kiến thức, kỹ năng được học.
Không có hình ảnh

Hội nghị đầu bờ lớp đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ thực vật

(HBĐT) - Sáng 25/9, tại xã Dân Chủ (TPHB), Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả khóa đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV năm 2012. Đây là chương trình thuộc dự án cải thiện cung cấp dịch vụ công trong NN&PTNT tỉnh (dự án PSARD-HB).

Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2012

(HBĐT) - Vừa qua, Hội CCB huyện Cao Phong đã phối hợp với Hội Nông dân, Huyện đoàn tổ chức triển khai phát động hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2012” trên địa bàn huyện.

Xạ đen – Đánh thức tiềm năng của đất Kim Bôi

(HBĐT) - Ưa cớm, phù hợp với đất cằn, nhanh cho thu hoạch và dễ tiêu thụ, với những đặc tính nổi trội đó, xạ đen đã thực sự trở thành một hướng đi mới trong phát triển kinh tế của các xã nghèo, khó khăn của huyện Kim Bôi.

Tân Lạc: 48 học viên tham dự lớp tập huấn an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Ngày 24/9, Sở LĐ, TB&XH phối hợp với huyện Tân Lạc tổ chức lớp tập huấn ATVSLĐ cho 48 học viên là lãnh đạo UBND, cán bộ LĐ, TB&XH các xã, thị trấn. Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác ATLĐ – VSLĐ; cải thiện điều kiện lao động, giảm ô nhiễm môi trường lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chăm lo sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở sản xuất.

Kim Bôi chuyển giao khoa học kỹ thuật giúp hộ nghèo phát triển kinh tế

(HBĐT) - Chị Vũ Thị Ngọc, Trạm trưởng Trạm KN-KL huyện Kim Bôi cho biết: Tại hội nghị tổng kết KT-XH năm 2011, UBND huyện Kim Bôi đánh giá toàn huyện hiện còn hơn 35% tỷ lệ hộ nghèo. Trong đó, bên cạnh nguồn vốn, sức lao động không có thì phương thức SX, kiến thức quản lý yếu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói, nghèo của một bộ phận nông dân.

Lương Sơn: Thu hồi trên 28 vạn m2 đất giao cho 8 đơn vị

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lương Sơn, từ đầu năm đến nay, Phòng đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định thu hồi 281.378,4 m2 đất các loại để giao cho 8 đơn vị tổ chức, cá nhân thuê thực hiện xây dựng cơ sở SXKD, làm kinh tế trang trại và quy hoạch khu dân cư trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục