Nhờ quản lý vận hành tốt, công trình cấp nước tập trung tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) phát huy hiệu quả trong sinh hoạt và đời sống nhân dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Những năm qua, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMTNT) triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống dân sinh, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn về vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn sinh thủy, tham gia đóng góp công sức, tiền của để xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình cấp nước. Qua đó đã góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, xóa đói - giảm nghèo, nhất là ở các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.
Để phát huy có hiệu quả nguồn lực của chương trình, Ban chỉ đạo tỉnh và các huyện, thành phố đã chú trọng làm tốt công tác quản lý và thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn được phân bổ cùng nguồn vốn do các tổ chức nước ngoài tài trợ. Công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng nghìn tờ rơi, áp phích truyền thông về NS&VSMTNT in ấn và cấp phát ở các thôn, bản, KDC, nơi tập trung đông người. Các thông điệp như NS & VSMT góp phần xây dựng NTM. Sử dụng NS & VSMT vì sức khỏe chính mình và cộng đồng. Bảo đảm NS&VSMT là trách nhiệm của toàn xã hội. Sử dụng nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt góp phần giảm tình trạng trẻ thấp còi. Rửa tay bằng xà phòng để phòng tránh tiêu chảy và bệnh tay - chân - miệng. Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh là tiêu chí xây dựng làng văn hóa. Thu gom, xử lý chất thải vì xóm làng xanh - sạch - đẹp. Bỏ rác đúng nơi quy định - hành động nhỏ, ý nghĩa lớn... được truyền thông rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Nhiều lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo chuyên đề về NS&VSMTNT được tổ chức cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các huyện, thành phố, xã, thị trấn và cán bộ BQL, tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung. Qua đó đã tác động sâu sắc đến nhận thức, ý thức của người dân về NS&VSMTNT. Trong 5 năm (2006 - 2010) và năm 2011, hàng trăm tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình đã được giải ngân đáp ứng nhu cầu xây mới các công trình cấp nước tập trung, nhà vệ sinh trường học và trạm y tế. Riêng năm 2011, với số tiền được phân bổ trên 20,3 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển lên tới hơn 18,5 tỷ đồng, BCĐ tỉnh đã dành gần 14 tỷ đồng cho các công trình cấp nước chuyển tiếp và khởi công mới, gần 4,2 tỷ đồng cho công trình nhà vệ sinh trường học chuyển tiếp và khởi công mới, 500 triệu đồng hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh trạm y tế. Với 1,8 tỷ đồng vốn sự nghiệp, các tiểu dự án về nâng cao nhận thức, tăng cường nhân lực, thể chất, phát triển công nghệ về cấp nước và VSMTNT đã được triển khai. 700 triệu đồng dành cho hỗ trợ vận hành công trình cấp nước tập trung sau đầu tư. Các Sở: GD&ĐT, Y tế triển khai phối hợp và thực hiện dự án với tổng kinh phí 1,1 tỷ đồng. Từ đó, tỷ lệ người dân nông thôn trong tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh hiện chiếm tỷ lệ 75,17%, có 36,88% số hộ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, 31,71% số hộ có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh, 51% trường học cùng 75,7% trụ sở UBND xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh. ý thức về sử dụng và bảo quản các công trình cấp nước của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao.
Năm 2012, Trung tâm nước sạch và VSMTNT tỉnh tập trung đôn đốc các đơn vị thi công triển khai hoàn thiện công trình cấp nước tại các xã: Phú Lão, Phú Thành (Lạc Thủy), Vạn Mai (Mai Châu) đảm bảo hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng đúng tiến độ, phục vụ nhu cầu của nhân dân. Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức hội thảo chuyên đề và tổ chức thăm quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ BQL, tổ quản lý, vận hành công trình cấp nước tập trung ở cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực như: tăng cường công tác truyền thông về nước sạch và VSMTNT. Động viên nhân dân tích cực hưởng ứng cải thiện nguồn nước sạch, thực hiện ăn chín, uống sôi để phòng tránh dịch bệnh. Xây dựng các công trình vệ sinh gia đình, trường học, khu vực công cộng. Vận động nhân dân phát huy tốt chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường và nguồn sinh thủy. Phối hợp đôn đốc các đơn vị, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất xử lý nghiêm túc, triệt để tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước. Phát động và duy trì phong trào xanh - sạch - đẹp trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các xóm, bản, KDC trên địa bàn tỉnh.
Đức Phượng
(HBĐT) - Với danh nghĩa đưa máy xúc về giúp người dân cải tạo, quy hoạch lại diện tích đất sản xuất nông nghiệp, một nhóm người đã lợi dụng để khai thác vàng trái phép. Tuy vậy, sự việc này chính quyền địa phương chỉ được biết khi đích thân đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Kỳ Sơn gọi điện chỉ đạo cho lãnh đạo xã Mông Hóa ngăn chặn và trục xuất các đối tượng khai thác vàng trái phép ra khỏi địa bàn xã.
(HBĐT) - Ngày 4/10, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện tổ chức tập huấn xây dựng NTM cho Chủ tịch, Phó Chủ tịch, chi hội trưởng và cán bộ nông nghiệp 13 xã của huyện LẠc Thuỷ.
(HBĐT) - Từ ngày 3–7/10, Trung tâm Nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng (Viện thổ nhưỡng nông hóa Việt Nam) đã phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng nông, lâm, thủy sản tỉnh tổ chức tập huấn cho 30 cán bộ khuyến nông 5 huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn và Kim Bôi với nội dung chuyên đề kỹ thuật sản xuất và thâm canh mía.
(HBĐT) - Ngày 3/10/2012, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1388 về việc công bố dịch cúm gia cầm tai xã Trung Minh (TPHB).
(HBĐT) - Nguồn lợi thủy sản ở hầu hết các thủy vực tự nhiên như: sông, suối, hồ chứa trên địa bàn tỉnh ta có xu hướng giảm sút, đặc biệt là những loài cá có giá trị kinh kế cao như: bỗng, chiên, trạch chấu, dầm vàng, anh vũ, dầm xanh... Không ít loài trong số này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Với nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản đã phối hợp với phòng NN&PTNT các huyện, TP, tổ chức, đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác này. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng an ninh kịp thời ngăn ngừa, nhắc nhở các hành vi gây tổn hại đến môi trường và nguồn lợi.
(HBĐT) - Ngày 3/10, tại trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị đầu bờ lớp đào tạo giảng viên (TOT) dự án BUCAP giai đoạn 2 (VM042). Đến dự có đại diện các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững, Sở NN&PTNT các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Sơn La và Thanh Hóa.