Lực lượng kiểm lâm TPHB triển khai công tác PCCCR tại cơ sở.
(HBĐT) - Đã bước vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng đang tiềm ẩn. Việc cấp bách hiện nay là nhanh chóng kiện toàn BCH PCCCR các cấp, đề cao vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ, kịp thời dập tắt lửa rừng khi mới phát sinh, bảo vệ tài nguyên rừng bền vững.
Tỉnh ta có tổng diện tích tự nhiên 458.585,1 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 339.248,2 ha, chiếm 72,82%, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi, núi cao. Mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là thời chịu ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng, nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, nhất là ở các trạng thái rừng như tre, nứa hỗn giao, rừng trồng, rừng lau lách trên núi đá. Toàn tỉnh có 8.621,5 ha diện tích rừng tre, nứa; 60.517,3 ha rừng trồng là các loại rừng dễ cháy, thường có nguy cơ cháy rừng cao. Mặt khác, các vùng này cũng là nơi tập trung đồng bào các dân tộc ít người và cáchộ nghèo (30,29%), đời sống cũng gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, còn phụ thuộc nhiều vào rừng và có truyền thống phát đốt nương làm rẫy từ lâu đời. Ngoài ra các vùng giáp ranh với các tỉnh như huyện Mai Châu với các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La, Đà Bắc với các tỉnh Sơn La, Phú Thọ. Đặc biệt là khu vực giáp ranh giữa huyện Mai Châu với huyện Quan Hóa, Bá Thước, tỉnh thanh Hóa, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, các vụ cháy xảy ra ở đây thường do lửa cháy lan từ các khu rừng của tỉnh Thanh Hóa, Sơn La sang rất khó kiểm soát, thường xuyên xảy ra cháy hàng năm.
Trong thời gian qua, công tác PCCCR tỉnh ta đạt được một số kết quả nhất định. Tuy vậy vẫn còn những yếu kém như một số cấp uỷ Đảng và chính quyền, chủ rừng chưa thực sự quan tâm công tác này, việc chủ động triển khai thực hiện còn chậm. Việc triển khai dự báo cháy rừng ở cấp cấp xã, thôn, bản chưa làm được thường xuyên liên tục trong mùa cháy rừng; công tác tuyên truyền, phổ biến ít được chú ý, nhất là các huyện vùng cao, các xã vùng sâu, xa. Về tổ chức xây dựng, triển khai thực hiện phương án PCCCR chưa có sự phối hợp của các ngành, cấp một cách đồng bộ, người dân tham gia thiếu tích cực; ở một số nơi vẫn có hiện tượng dùng lửa trái quy địnhĐây cũng là những thách thức lớn trong công tác PCCCR.
Phó Chi cục Kiểm lâm Lê Minh Thủy cho biết: Đã chính thức bước vào mùa khô 2012-2013, xuất hiện những nguy cơ cháy rừng. Lực lượng kiểm lâm phối hợp triển khai phương án PCCCR, xây dựng 5 cấp dự báo cháy rừng và lệnh báo động theo 5 cấp dự báo cháy rừng; xây dựng được quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng; củng cố các Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp; xây dựng quy ước của cộng đồng về PCCCR; xây dựng các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR; biển cấm lửa và biển báo hiệu cấp dự báo cháy rừng.
Các địa phương cần khẩn trương kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR các cấp, rà soát, bổ sung các phương án PCCCR phù hợp với điều kiện cụ thể, đặc biệt đề cao phương châm 4 tại chỗ. Năm nay sẽ tăng cường phối hợp giữa ba lực lượng gồm kiểm lâm, công an, dân quân tự vệ trong quản lý bảo vệ rừng, PCCCR. Đối với công tác PCCCR, phòng cháy rừng là yếu tố quan trong hàng đầu. Theo rà soát những năm qua, nguyên nhân chính xảy ra cháy rừng bắt nguồn từ ý thức chủ quan của con người khi không thực hiện các quy định trong PCCCR như: đốt nương làm rẫy, đốt đồng cỏ, đốt than, đốt tổ ong lấy mật và sau đó đến nguyên nhân do cháy lan.
Chi cục Kiểm lâm phối hợp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền đến các chủ rừng, nâng cao ý thức chấp hành các quy định quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; phối hợp các lực lượng chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương hướng dẫn chủ rừng triển khai các phương án PCCCR phù hợp, đặc biệt chú ý đến các trạng thái rừng như rừng tre, nứa, giang hỗn giao; rừng trồng khi để xảy ra cháy rất khó kiểm soát.
Mùa khô hanh, người dân có thói quen hay đốt những bãi cỏ, bụi lau... chết khô đi để mùa mưa năm sau nó mọc lại tươi tốt hơn làm thức ăn cho đàn gia súc của họ nên diện tích này hàng năm thường xuyên bị cháy. Công tác phòng cháy - chữa cháy rừng ở đây cần chú tâm việc xây dựng đường băng cản lửa; băng xanh hoặc băng trắng để ngăn cách khu vực này với những khu vực có rừng trồng hoặc rừng tự nhiên nằm kế bên. Việc xử lý thực bì đúng hướng dẫn của lực lượng chức năng rất quan trọng trong PCCCR. Tuy nhiên, khi xử lý thực bì, đốt nước làm rẫy, thu dọn vật liệu dễ cháy ra xa khu vực có rừng, giảm nguồn vật liệu dễ cháy ở mức thấp nhất, tuyệt đối không đốt nương, xử lý thực bì trong điều kiện thời tiết hanh khô cao và có gió.
Năm nay, cùng với công tác PCCCR, lực lượng chức năng cũng đang tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã có rừng đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ rừng, xử lý kiên quyết những trường hợp khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, bảo vệ tài nguyên rừng.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 8/11, hội đồng nghiệm thu đề tài Khoa học - Công nghệ tỉnh Hòa Bình năm 2011 - 2012 đã tổ chức nghiệm thu đề tài: “Thực trạng và những giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, Ủy ban kiểm tra Đảng ủy cơ sở ở Đảng bộ tỉnh Hòa Bình” do Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện.
(HBĐT) - Vừa qua, BQL dự án phát triển lâm nghiệp tỉnh tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật gieo ươm và phòng trừ sâu bệnh hại vườn ươm cho 30 học viên là chủ vườn ươm và cán bộ kỹ thuật của các huyện, thành phố trong tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 8/11, Phòng Cảnh sát PCCC và CN, CH (Công an tỉnh) phối hợp với Công ty truyền tải điện I đã tổ chức diễn tập phương án PCCC tại Trạm 500 KV Hòa Bình.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ cháy rừng, thiệt hại 25,3 ha. Trong đó huyện Kỳ Sơn thiệt hại 4,5 ha, trồng keo và bạch đàn; Cao Phong 0,7 ha rừng nứa tép; TP Hòa Bình 0,4 ha rừng keo; Lạc Sơn 19,73 ha.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Yên Thủy đã tổ chức được 89 lớp tập huấn kỹ thuật cho khoảng 4.000 lượt nông dân tại các xã, thị trấn. Trong đó, có 30 lớp kỹ thuật chăn nuôi, 11 lớp kỹ thuật trồng trọt, 32 lớp về công tác phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng và 16 lớp về kỹ thuật bảo quản nông sản.
(HBĐT) - Vừa qua, lãnh đạo Sở NN&PTNT cùng Sở KH-CN đi kiểm tra đề tài “Bảo tồn, phục tráng và phát triển giống mía tím tỉnh Hoà Bình” thực hiện tại trại giống của Trung tâm giống cây trồng tỉnh. Với mục tiêu phục tráng giống mía tím có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ phát triển các vùng trồng mía tím tại tỉnh, góp phần tăng thu nhập cho người trồng mía.