Cán bộ Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TPHB tham khảo mô hình trồng rau sạch với hệ thống tưới nước tự động của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hải (xóm Chùa, xã Thống Nhất).

Cán bộ Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế TPHB tham khảo mô hình trồng rau sạch với hệ thống tưới nước tự động của hộ gia đình anh Nguyễn Văn Hải (xóm Chùa, xã Thống Nhất).

(HBĐT) - Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã và đang chuyển dần từ sản xuất tiểu nông, tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông. Có thể nói, trong 20 năm hoạt động (1993 - 2012), với những kết quả nổi bật, công tác khuyến nông đã khẳng định vai trò là “chất xúc tác” không thể thiếu đối với sự phát triển toàn diện, bền vững của kinh tế nông nghiệp của tỉnh..

 

Trung tâm Khuyến nông (Sở NN&PTNT) được thành lập từ năm 1993. Trải qua 20 năm hoạt động, mạng lưới khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã cơ bản được định hình. Tại cấp tỉnh có Trung tâm Khuyến nông. Tại cấp huyện, thành phố có 11 tổ chức làm công tác KN-KL chuyên trách. Tại cấp cơ sở, đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được bố trí cán bộ khuyến nông viên xã, 126 xã có công tác viên khuyến nông thôn, bản. Bên cạnh đó, ở các xã cũng đã hình thành các CLB khuyến nông tự nguyện. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 247 CLB khuyến nông cùng hàng ngàn nhóm nông dân cùng sở thích và CLB lồng ghép. Nhìn chung, hệ thống khuyến nông của tỉnh đã được hình thành đầy đủ ở 3 cấp với 2 hình thức: khuyến nông Nhà nước và khuyến nông tự nguyện. Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác khuyến nông, hệ thống khuyến nông từ cấp tỉnh đến cấp xã đã không ngừng được củng cố để hoàn thiện cả về số lượng lẫn chất lượng.

 

Song song với việc mở rộng mạng lưới và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực thực hiện các hoạt động chuyên ngành, nổi bật là hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, hoạt động tập huấn chuyển giao KHCN cho nông dân, chỉ đạo sản xuất, tổ chức các dịch vụ khuyến nông... Cụ thể, trong 20 năm, hệ thống khuyến nông đã thực hiện được 1.672 mô hình trình diễn, thu hút 68.317 lượt hộ tham gia; tổ chức được 13.270 lớp đào tạo, tập huấn cho 399.821 lượt cán bộ và nông dân tham gia; tổ chức 510 cuộc hội thảo, tham quan trong và ngoài tỉnh với sự tham gia của hơn chục nghìn lượt người; xuất bản, phát hành 24.700 tạp chí chuyên đề NN&PTNT, 27.000 quyển bản tin NN&PTNT, 510.000 tờ gấp các loại, 19.500 quyển sách mỏng, cung cấp 616.000 tờ báo Nông nghiệp Việt Nam cho các xã, phường, thị trấn trong tỉnh... Đặc biệt, từ khi thành lập đến nay, hệ thống khuyến nông đã phát huy tốt vai trò tham mưu khi triển khai hiệu quả hoạt động chỉ đạo sản xuất. Trên cơ sở bám sát tình hình sản xuất, lực lượng khuyến nông đã xây dựng kỹ thuật hướng dẫn cụ thể, áp dụng kịp thời, phù hợp vào thực tiễn, từ đó góp phần giảm thiệt hại trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng các loại cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa.

 

Ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển dần từ sản xuất tiểu nông, tự cung, tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đạt được kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông. Trong thời gian tới, với nhiều hoạt động thiết thực mang tính định hướng cao, công tác khuyến nông sẽ tiếp tục là chất xúc tác hữu hiệu góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đưa nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng CNH-HĐH, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung mà chương trình NTM đề ra.

 

 

                                                                Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị.
Không có hình ảnh
Cán bộ kiểm tra của phòng Cảnh sát PCCC&CNCH đang điều tra nguyên nhân vụ cháy.
Không có hình ảnh

Tập trung phòng - chống rét và phòng ngừa bệnh hại cho mạ chiêm – xuân

(HBĐT) - Tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng - chống rét và phòng ngừa bệnh hại cho các trà mạ chiêm - xuân nhằm hạn chế tối đa những tác động bất lợi của thời tiết và để đảm bảo đủ lượng giống cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Đây là nội dung quan trọng trong Công văn số 01/BVTV-KT ngày 2/1/2013 vừa được Chi cục BVTV gửi đến Phòng NN&PTNT, Trạm BVTV, Trạm KN-KL các huyện, thành phố.

Hiện đại hóa hạ tầng cung cấp điện trên toàn tỉnh

(HBĐT) - Hạ tầng cung cấp điện trên địa bàn tỉnh có Nhà máy thủy điện Hòa Bình là công trình đầu mối quốc gia công suất đạt 8x240MW và 10 nhà máy thủy điện nhỏ xây dựng kết hợp với hệ thống tưới tiêu, thủy lợi, phát điện phục vụ các cụm dân cư xa mạng lưới điện quốc gia với tổng công suất trên 29,6MW; ngoài ra còn có trên 2.000 máy thủy điện cực nhỏ, công suất từ 0,3 - 0,5 KW của các hộ gia đình phục vụ sinh hoạt.

Khảo nghiệm được 27 giống lúa triển vọng

(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm giống cây trồng tỉnh phối hợp với Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống sản phẩm cây trồng Quốc gia thực hiện khảo nghiệm cơ bản 251 giống lúa thuần và lúa lai tại Trại Lạc Sơn.

Tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2012

(HBĐT) - Vừa qua, Chi cục Bảo vệ thực vật - Sở NN&PTNT đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2012, triển khai chương trình công tác trọng tâm năm 2013.

Đánh giá kết quả hoạt động của các tổ dịch vụ BVTV xã năm 2012

(HBĐT) - Ngày 27/12, Chi cục Bảo vệ thực vật phối hợp với Dự án PSARD Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động của các tổ dịch vụ BVTV xã năm 2012. Đây là hoạt động quan trọng, thuộc khuôn khổ Dự án PSARD triển khai tại tỉnh ta do Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sỹ (SDC) tài trợ.

Đà Bắc triển khai mô hình sản xuất lúa giống tại chỗ

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc vừa triển khai mô hình sản xuất lúa giống tại chỗ, vụ chiêm xuân 2013 tại địa điểm xóm Tình – xã Tu Lý và xóm Nà Mười – xã Mường Chiềng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục