Trước khi gây nuôi, người dân cần nghiên cứu kỹ thị trường, tránh phát triển theo phong trào để có hiệu quả cao, bền vững. ảnh tại một trang trại nhím ở xóm Chùa, xã Thống Nhất (TPHB).
(HBĐT) - Chỉ trong khoảng 4 năm gần đây, số trại nuôi động vật hoang dã quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã gia tăng với số lượng hàng trăm. Thống kê từ Chi cục Kiểm lâm, năm 2009, cả tỉnh mới có 56 trại nuôi. Đến thời điểm hiện tại, tổng số trại nuôi đã lên đến 387 trại. Với tốc độ phát triển khá ồ ạt như thế này, thị trường tiêu thụ một số loài động vật hoang dã đang đứng trước nguy cơ bão hòa, giá cả sụt giảm.
Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Thủy... là những địa phương có nhiều cơ sở, trại nuôi động vật hoang dã. ông Khà Ngọc Lai, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Mai Châu cho biết: Huyện có 86 trại nuôi với 462 cá thể. Còn tại huyện Lạc Thủy, tổng số trại nuôi hiện có 85 cơ sở tập trung ở các xã Đồng Tâm, An Bình và thị trấn Chi Nê. Số lượng nuôi khoảng 600 con nhím, 250 con lợn rừng, 40 con dúi và 30 con hươu sao. Riêng xã Đồng Tâm có tới 40 trại nuôi và thành lập được 1 Hội gây nuôi động vật hoang dã gồm 15 hội viên. Với huyện Đà Bắc, trại nuôi duy trì ở mức độ khá, số lượng nuôi chủ yếu là nhím.
Cũng từ nguồn Chi cục Kiểm lâm, nhím được nuôi với số lượng đông đảo nhất, trại nuôi nhím cũng chiếm tới quá nửa tổng số trại nuôi. Nhưng cùng với đà gia tăng các trại nuôi nhím, vấn đề tiêu thụ con giống, thịt thương phẩm ngày càng trở nên khó khăn, bất lợi cho các hộ gia đình. Không thể phủ nhận cách đây chừng 3 năm, việc phát triển các trại nuôi nhím trong nhân dân được coi là hướng làm ăn mới, mang về nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm cho mỗi hộ đầu tư. Đó là thời điểm đầu ra thị trường nhím giống suôn sẻ với giá mỗi cặp sinh sản bán cho hộ có nhu cầu trong, ngoài tỉnh không dưới 16 triệu đồng. Giá nhím thương phẩm (bán thịt) cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng đặc sản cũng không dưới 700.000 - 800.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, đầu ra nhím giống, nhím thịt không còn thuận lợi như trước. Minh chứng cụ thể là giá nhím giống cung cấp giảm còn một nửa và đến thời điểm hiện tại, giá bình quân trên thị trường giảm gấp ba, bốn lần so với trước đây. Thị trường sản phẩm nhím thịt còn thảm hại hơn, giá cả liên tiếp sụt giảm từ 400.000 - 500.000 đồng/kg vào năm 2011, nay dừng ở giá 150.000 - 200.000 đồng/kg (chỉ ngang bằng về giá so với thịt thương phẩm của một số vật nuôi thông thường).
Vào khoảng tháng 7/2012, trên địa bàn tỉnh có thêm mô hình gây nuôi động vật hoang dã mới, đó là chồn nhung đen. Cho đến hiện giờ, tỉnh chỉ tồn tại một cơ sở duy nhất nuôi chồn nhung đen do ông Đoàn Việt Châu ở huyện Kỳ Sơn, địa chỉ tại xóm Mỏ, xã Dân Hạ làm chủ. Trại nuôi của ông Châu hoạt động chưa được bao lâu, xung quanh đó còn nhiều vấn đề đang được dư luận đề cập như phương thức kinh doanh, bán con giống theo mô hình đa cấp. Trên thực tế, chồn nhung đen được nuôi khá phổ biến ở nhiều cơ sở trại nuôi các tỉnh miền Trung hay
Theo anh Phạm Văn Kha, kiểm lâm viên phụ trách mảng động vật hoang dã và cấp phép, phòng QLBVR (Chi cục Kiểm lâm), mục đích cấp phép là để khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu của hộ. Để được cấp phép, hộ cần có đề nghị đăng ký theo mẫu, đơn xin đăng ký, biên bản của kiểm lâm địa bàn về trại nuôi (tài liệu chứng minh nguồn gốc con giống hợp pháp, điều kiện cơ sở vật chất trại nuôi), biên bản xác nhận của UBND xã, thị trấn, phường về cam kết môi trường của chủ hộ, giấy chứng nhận kiểm dịch... Về trường hợp cơ sở trại nuôi của ông Châu, anh Kha cho rằng, chồn nhung đen thực chất là loài chuột và không mấy ai từng nghe qua chuyện thưởng thức thịt chồn nhung đen như một món ăn đặc sản.
Các cơ sở, trại nuôi trong tỉnh chủ yếu gây nuôi động vật hoang dã thông thường bao gồm nhím (2.998 con), rắn hổ mang thường (930 con), lợn rừng (597 con), rắn ráo (200 con). Cũng do tình trạng gây nuôi tràn lan, thị trường giá cả biến động nên hiện tại, một số chủ trại nuôi đã không còn mặn mà với mô hình động vật hoang dã, nhiều trại nuôi hoạt động cầm chừng. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng ở hầu hết các huyện, thành phố đều có trại nuôi ngừng hoạt động. ông Nguyễn Văn Tiện, Phó hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Sơn cho biết: Thay vì trước đây, nhìn thấy nhím sinh sản là thấy lãi, không ít hộ giờ thở dài ngao ngán vì nhím đẻ ra không có nơi tiêu thụ. Trong năm 2012, trên địa bàn huyện đã có không dưới 2 trại nuôi nhím bỏ nuôi vì giá bán thịt quá thấp, con giống không có khách mua. Với trường hợp này, Hạt đã thu hồi lại giấy cấp phép.
Thực tế cho thấy, phong trào gây nuôi động vật hoang dã phát triển thiếu định hướng, chưa có sự kiểm soát đã dẫn đến cung vượt quá cầu. Nhiều hộ chăn nuôi nhím chạy theo phong trào đã lâm vào tình cảnh làm ăn thua lỗ chính là bài học đắt giá. ông Lê Minh Thủy, Phó Chi cục Kiểm lâm khuyến cáo: Trước khi tính đến phát triển trại nuôi, hộ gây nuôi động vật hoang dã cần chủ động nắm bắt thông tin thị trường, đảm bảo nền tảng về vốn, giống, kỹ thuật và đầu ra sản phẩm để tránh rủi ro, thiệt hại. Quan trọng nhất là phát triển nghề có định hướng, chọn lọc để việc gây nuôi duy trì hiệu quả kinh tế cao, bền vững. Về kiểm soát việc nuôi tự phát chồn nhung đen, mới đây, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có công văn số 1377 nêu rõ: Chồn nhung đen người dân đang nuôi hiện nay chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn, chưa có căn cứ đánh giá mặt tích cực cũng như tác hại của loài chồn này, ngoài ra cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của nó.
Để phòng các rủi ro và tác hại từ việc chăn nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi đề nghị các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu, nắm bắt mặt tiêu cực từ việc tự phát nuôi khi chưa có kết quả khảo nghiệm của cơ quan chuyên môn là tiềm ẩn rủi ro, càng không nên phát triển rộng rãi. Các ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, hạn chế việc tự phát của người dân trong việc nuôi chồn nhung đen, theo dõi, phát hiện các rủi ro về dịch bệnh và tác hại báo về Cục để có hướng kịp thời xử lý. Người phát ngôn của Cục Chăn nuôi nhấn mạnh: hiện có một số DN bán chồn nhung đen cho người dân với giá rất cao. Người dân cần hết sức thận trọng với việc kinh doanh như vậy để tránh những rủi ro về tài sản và nên tìm hiểu kỹ thông tin để tránh mắc phải “bẫy lừa”.
Bùi Minh
(HBĐT) - Sáng 22/1, Bộ TN&MT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai kế hoạch năm 2013 và bàn giải pháp phấn đấu hoàn thành cơ bản cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết 30/2012/QH13 của Quốc hội và Chỉ thị 1474/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đến dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tại điểm cầu Hòa Bình, tham dự có lãnh đạo các sở, ngành: TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN, Tài chính, Xây dựng, Công thương, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
(HBĐT) - Ngày 21/1, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Viện nghiên cứu Lập pháp (Uỷ ban Thường vụ QH) và tổ chức Oxfam (Bỉ) tổ chức hội thảo tổng hợp kết quả tham vấn cộng đồng về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi năm 2013. Tham dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh và nông dân 9 xã trực tiếp tham vấn; đại diện Viện nghiên cứu Lập pháp và tổ chức Oxfam.
(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh thực hiện 10 đề án khuyến công thuộc nguồn kinh phí quốc gia và địa phương với tổng kinh phí 1 tỷ 130 triệu đồng.
(HBĐT) - Năm 2012, Chi cục Kiểm lâm đã thẩm định và cấp giấy chứng nhận mới cho 35 trại nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã, nâng tổng số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh lên 390 cơ sở.
(HBĐT) - Ngày 21/1, Viễn thông Hòa Bình (VNPT Hòa Bình) đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm 2013. Tới dự có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Tập đoàn VNPT Việt Nam cùng lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Năm 2012, toàn tỉnh đã tiến hành kiểm định được 10.013 lượt phương tiện cơ giới đường bộ, cấp GCN đạt tiêu chuẩn cho 7.855 lượt phương tiện, đạt 78,4%.