Lực lượng Cảnh sát PCCC - CNCH (Công an tỉnh) thực tập phương án chữa cháy tại Công ty TNHH Thiên An Hòa Bình, xã Yên Mông (TPHB). Ảnh: P.V

Lực lượng Cảnh sát PCCC - CNCH (Công an tỉnh) thực tập phương án chữa cháy tại Công ty TNHH Thiên An Hòa Bình, xã Yên Mông (TPHB). Ảnh: P.V

(HBĐT) - An toàn vệ sinh lao động, phòng - chống cháy nổ (ATVSLĐ- PCCN) có vị trí, vai trò rất quan trọng là bảo vệ người lao động trong quá trình sản xuất - kinh doanh. ATVSLĐ-PCCN được đảm bảo không những nó quyết định đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất mà còn là nét đẹp văn hóa trong các doanh nghiệp. Vì vậy, để bảo đảm an toàn cho người lao động thì công tác ATVSLĐ - PCCN phải được đảm bảo một cách thường xuyên mà đỉnh cao là Tuần lễ ATVSLĐ- PCCN.

 

Từ kết quả công tác ATVSLĐ-PCCN năm 2012…

 

Trên địa bàn tỉnh, trong tổng số 2.100 DN thuộc mọi thành phần kinh tế đăng ký kinh doanh, trong đó có trên 200 DN khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh điện và vật liệu dễ cháy, nổ. Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh không có xảy ra đình công hay tranh chấp lao động tập thể do vi phạm pháp luật về lao động của chủ sử dụng lao động, số vụ tai nạn có chiều hướng giảm, điều đó chứng tỏ các DN đã quan tâm nhiều hơn đến ATVSLĐ-PCCN. Xác định công tác ATVSLĐ-PCCN có tầm quan trọng, liên ngành chức năng đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, trọng tâm là tuần lễ ATVSLĐ-PCCN lần thứ 14 năm 2012, qua kiểm tra cho thấy, công tác này đã đi vào nền nếp, phong trào đã được phát động sâu rộng đến các cấp chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị SX-KD, đặc biệt là doanh nghiệp có quy định ngặt nghèo về ATLĐ, cháy, nổ và bệnh nghề nghiệp, từ đó đã nâng cao được nhận thức về trách nhiệm của người lao động, chủ sử dụng lao động.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm cũng để xảy ra 9 vụ tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra làm chết 19 người. Đồng thời, công tác ATVSLĐ trong các doanh nghiệp vẫn nhiều tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là những doanh nghiệp khai thác khoáng sản và các lĩnh vực có quy định ngặt nghèo về ATLĐ. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn xảy ra là hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn có quy mô nhỏ và vừa, sức cạnh tranh yếu, không có cán bộ làm chuyên trách ATVSLĐ, chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được bồi dưỡng kiến thức. ở một số doanh nghiệp chưa có khả năng trang bị các thiết bị ATLĐ và trang bị BHLĐ, chưa có kế hoạch thực hiện công tác ATVSLĐ. Bên cạnh đó, người lao động coi thường nguy hiểm, không chấp hành các quy định về ATVSLĐ, có trang bị nhưng người lao động không sử dụng thiết bị BHLĐ.

 

 

… Đến một số biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao đông, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc.

 

Để tăng cường đảm bảo ATVSLĐ-PCCN trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp những năm tiếp theo, trước hết là tuần lễ quốc gia ATVSLĐ - PCCN lần thứ 15 năm 2013 với chủ đề Tăng cường văn hoá ATLĐ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc , chúng ta cần thực hiện tốt một số công việc.  

Trước hết, cần tiếp tục tăng cường đổi mới và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền các nội dung về ATVSLĐ- PCCN quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012, có hiệu lực từ 1/5/2013. Cung cấp thông tin, tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, các lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như khai thác khoáng sản, sử dụng điện, xây dưng, hoá chất. Đặc biệt là việc phòng - chống cháy, nổ trong các chợ, bệnh viện, khí ga, xăng.  

Thứ hai, thường xuyên huấn luyện ATLĐ cho chủ sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp, đồng thời cần bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác ATLĐ, hàng năm lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động ATLĐ, thực hiện các mục tiêu, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đầu tư trang, thiết bị, bảo hộ lao động cho người lao động trong quá trình lao động.  

Thứ ba, xây dựng và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, mạng lưới an toàn vệ sinh, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đủ về số lượng, mạnh về năng lực để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, thí điểm mô hình mạng lưới tình nguyện viên nông dân được trang bị các kiến thức về ATVSLĐ trong nông nghiệp, thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, thực hiện các quy phạm, tiêu chuẩn về ATVSLĐ - PCCN, chế độ bảo hộ lao động, chú trọng phân loại và thực hiện chế độ phụ cấp, bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.        

Bốn là, Các cơ quan quản lý Nhà nước cần thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định ở các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy định ngặt nghèo về an toàn lao động, xử lý nghiêm những doanh nghiệp không chấp hành, không thực hiện tốt quy định để xảy ra mất an toàn, đề nghị doanh nghiệp xử lý nghiêm những lao động không có ý thức chấp hành nội quy, coi thường tính mạng trong quá trình lao động. Tăng cường năng lực, phương tiện cho đội ngũ Thanh tra viên để họ có đủ điều kiện tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm tổng kết, đánh giá, động viên, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt công tác ATVSLĐ - PCCN.

 

 

                                   Nguyễn Thanh Thủy

                                             (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH)

 

Các tin khác

Diễu hành hưởng ứng tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ – PCCN lần thứ 15 năm 2013.
ĐVTN tham gia dọn vệ sinh tại khu vực cầu Mát, thiết thực hưởng ứng tháng thanh niên.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tuổi trẻ huyện Lạc Sơn xung kích vì cuộc sống cộng đồng

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp về xã Định Cư (Lạc Sơn)- vùng đất còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại không mấy thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với bao sôi nổi, hào hứng của ĐV-TN tham gia các hoạt động hưởng ứng Tháng thanh niên, mọi vất vả của chúng tôi sau một chặng đường dài dường như tan biến... Khi màn sương còn chưa tan hết, hơn 100 ĐV-TN trong xã đã có mặt tại điểm tập kết vận chuyển đất, đá làm đường vào trường mầm non xã với tổng chiều dài hơn 400 m, san lấp 200 m2 mặt bằng sân cơ quan khối đoàn thể xã. Không khí se lạnh của buổi sáng hôm ấy không ngăn được những giọt mồ hôi thấm đẫm chiếc áo xanh những chiến sỹ tình nguyện, song trên khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ.

Đà Bắc: Cộng đồng dân cư đồng lòng, chung sức phòng - chống cháy rừng

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên 779,04 km2, trong đó có trên 38.000 ha đất có rừng, địa bàn rộng, đồi núi có độ dốc cao, xã xa nhất là Đồng Nghê cách xa trung tâm huyện tới 90 km, thu nhập của hơn 52.300 người dân huyện Đà Bắc chủ yếu dựa vào làm nương, trên rẫy. Thêm nữa, đất rừng ở Đà Bắc có nhiều nứa, giang, lau lách nên nhiệm vụ phòng - chống cháy rừng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành chức năng hết sức coi trọng.

Ra quân “ngày thứ bảy tình nguyện”

(HBĐT) - Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chỉ đạo Đoàn thanh niên Thành phố Hòa Bình tổ chức ra quân các đội hình thanh niên tình nguyện đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn thành phố trong dịp cuối tuần, thiết thực hưởng ứng phong trào “Ngày thứ bảy tình nguyện” do Trung ương Đoàn phát động.

Trồng 3.800 cây xanh trong tuần đầu tháng thanh niên

(HBĐT) - Thực hiện chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM và văn minh đô thị” ngay trong tuần đầu tháng thanh niên, tuổi trẻ khắp các địa phương trong tỉnh đã sôi nổi tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Cháy cửa hàng kinh doanh chăn, đệm, thiệt hại khoảng 50 triệu đồng

(HBĐT) - Vừa qua, tại số nhà 24, khu Thành Công, thị trấn Bo (Kim Bôi) đã xảy ra vụ cháy nhà, đồng thời là cửa hàng kinh doanh, gia công mặt hàng chăn, ga, gối, đệm. Chủ nhà là ông Nguyễn Đức Toán, sinh năm 1952.

Trên 300 ĐVTN thành phố Hòa Bình tham gia hưởng ứng Tháng Thanh niên

(HBĐT) - Ngày 12/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2013, Thành đoàn Hòa Bình phối hợp với Đoàn thanh niên Công an tỉnh tổ chức tu sửa đường giao thông nông thôn tại xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất là một trong những xóm khó khăn nhất của thành phố Hòa Bình. Tham gia hoạt động có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn cùng với trên 300 ĐVTN của 2 đơn vị và nhân dân địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục