Rừng nguyên sinh ở Đa Phúc được bảo vệ tạo nguồn sinh thủy cho hồ Ba Sào phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Rừng nguyên sinh ở Đa Phúc được bảo vệ tạo nguồn sinh thủy cho hồ Ba Sào phục vụ tốt sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

(HBĐT) - Giống như mọi năm, trung tuần tháng 3 là thời điểm huyện Yên Thủy bắt đầu bước vào những ngày khô hạn, nhiều nơi đồng đất đã rạn chân chim, không ít hồ nước đã gần như cạn gần trơ đáy. Vậy mà hồ Ba Sào (Đa Phúc), dù đã hai lần xả nước phục vụ cho sản xuất vụ chiêm - xuân vẫn ngày đêm rì rào sóng vỗ.

 

Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Dum cho biết: Các công trình thủy lợi trên địa bàn xã phát huy hiệu quả nhờ một yếu tố hết sức quan trọng là rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích đất trống- đồi trọc đang từng ngày  thu hẹp từ phong trào phát triển kinh tế rừng. Kết quả đó bắt nguồn từ phong trào học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy : “Rừng là vàng, nếu mình biết xây dựng và bảo vệ thì rừng rất quý” đã được cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã thấm nhuần và lan tỏa ngày càng sâu rộng.

 

Không kể những xã nằm trong các Khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh như Pu Canh , Thượng Tiến, Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Hang Kia - Pà Cò... thì Đa Phúc là xã có diện tích rừng nguyên sinh lớn nhất tỉnh. Với hơn 315 ha, rừng già ở Đa Phúc xanh thẳm và trải dài suốt 2 xóm Đăng, Nhuội. Anh Bùi Duy Thông, cán bộ lâm nghiệp xã nói như khoe: “Rừng nguyên sinh của Đa Phúc có hệ thực vật phong phú với nhiều loại gỗ hiếm như nghiến, sấu cùng các loại cây dược liệu quý và đa dạng. Đặc biệt có 11 cây chò chỉ cao vút, trong đó, cây lớn nhất đến 7 người dang tay vòng quanh mới kín. Nói theo từ kỹ thuật, cây chò chỉ lớn nhất đường kính tới 3 m. Vào rừng già còn dễ dàng gặp các loài thú như cầy, chồn, cáo. Đôi khi còn là những chú khỉ, sơn dương... Giữ được rừng, chúng tôi không chỉ có được môi trường sinh thái trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên phong phú, hấp dẫn mà rừng già còn là nguồn sinh thủy quan trọng phục vụ sản xuất và đời sống. Vì vậy, cấp ủy, chính quyền xã xác định quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên quý giá đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của hệ thống chính trị và mọi người trong cộng đồng dân cư”.

 

Làm theo lời Bác dạy, 15/15 xóm ở xã Đa Phúc đều xây dựng và thực hiện nghiêm túc nội quy bảo vệ rừng. Trong quy ước, hương ước xây dựng đời sống văn hóa ở KDC, việc chấp hành các quy định về quản lý, bảo vệ rừng là một trong những tiêu chí bắt buộc để bình xét, phân loại gia đình, làng văn hóa. Để đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ rừng được triển khai thực hiện quy củ, nề nếp, đạt hiệu quả cao, xã không chỉ giao đất khoán rừng cho các hộ mà hàng năm còn tổ chức cho các hộ ký cam kết về nghĩa vụ, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ, phòng - chống cháy rừng. Đặc biệt, UBND xã đã ra quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng cháy- chữa cháy rừng do Chủ tịch UBND xã trực tiếp làm Trưởng ban với các thành viên nòng cốt là Ban CA, xã đội, cán bộ lâm nghiệp và trưởng xóm. Không chỉ làm tốt nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng, những năm qua, lực lượng CA và dân quân xã Đa Phúc thường xuyên tổ chức tuần tra kịp thời ngăn chặn, xử lý những trường hợp có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng.

 

Trưởng Ban CA xã Bùi Văn Quản cho biết: Nhận thức và ý thức về quản lý, bảo vệ rừng của người dân Đa Phúc được nâng cao hơn sau khi Đảng bộ, chính quyền xã đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, lời dạy của Bác: “Rừng là vàng, nếu mình biết xây dựng và bảo vệ thì rừng rất quý” được cụ thể hóa bằng những hành động, việc làm của mọi người, mọi nhà trong cộng đồng dân cư”.

 

Theo lời Trưởng CA xã Bùi Văn Quản, những năm trước đây cũng còn một số đối tượng lén lút vào rừng già săn bắt động vật hoang dã trái phép và theo quy định, người dân chỉ được tận dụng cây, cành khô do đổ ngã để làm củi. Vậy mà vẫn có một vài người đã cố tình chặt cây tươi rồi giấu trong rừng đợi đến khi khô mới mang về... Nhiều năm qua, nhất là từ khi xã phát động phong trào học tập và làm theo lời Bác dạy, những hiện tượng này đã được ngăn chặn triệt để bởi tất cả mọi người đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong xây dựng và bảo vệ rừng.

 

Cùng với tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt, công tác quản lý bảo vệ rừng được cụ thể hóa bằng phong trào thực hiện lời Bác Hồ kính yêu dạy trong xây dựng và bảo vệ rừng, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Đa Phúc luôn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong việc chăm lo, giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá. Phó chủ tịch xã Bùi Văn Lân bộc bạch: “Có được kết quả về quản lý, bảo vệ rừng như hôm nay là chúng tôi biết dựa vào nhân dân, nhất là những người có uy tín như già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ. Đồng thời, chú trọng giáo dục thế hệ trẻ thông qua sinh hoạt và hoạt động của đoàn thanh niên cùng các hoạt động ngoại khóa của các trường học. Bên cạnh đó, vai trò của các tổ an ninh tự quản luôn được coi trọng và phát huy để kịp thời phát hiện và giải quyết những vụ việc phát sinh tại cơ sở, trong đó có những hành vi vi phạm lâm luật”.

 

Làm theo lời Bác dạy trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, cuộc sống của người dân Đa Phúc đang từng ngày khấm khá hơn. Nguồn sinh thủy từ rừng già giúp Đa Phúc sớm hình thành vùng sản xuất hàng hóa. Với trên 650 ha mía, hiện Đa Phúc đang đứng trong tốp đầu của Yên Thủy về vùng nguyên liệu của Nhà máy mía đường Việt - Đài. Theo đó, bình quân thu nhập của xã đã đạt 14,5 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, rừng nguyên sinh ở Đa Phúc đang từng bước thu hút du khách trong nước và nước ngoài đến thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu. Với những nét đẹp văn hóa đậm đà, phong phú được bảo tồn, phát huy cùng cảnh quan kỳ thú, hấp dẫn do thiên nhiên ban tặng và được người dân nâng niu, giữ gìn rừng nguyên sinh sẽ mở ra triển vọng mới để Đa Phúc hướng tới phát triển ngành "công nghiệp không khói".

 

 

 

                                                                 Đức Phượng

 

Các tin khác

Nhân dân xã Nuông Dăm, Kim Bôi đóng góp ngày công vật liệu làm đường bê tông liên xóm đảm bảo tiêu chí về giao thông.
Mô hình trồng lạc xen ngô thực hiện tại xã Phú Lai (Yên Thủy) góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
Sau 4 tháng nuôi thử nghiệm, cá tầm sinh trưởng ở vùng lòng hồ Hoà Bình.
ĐVTN xã Nhuận Trạch tham gia trồng cây phủ xanh đất trống, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Mai Châu đối mặt với hạn hán

(HBĐT) - Do nhiều ngày liên tiếp không mưa, nguồn sinh thủy cạn kiệt lại không có hồ, đập lớn trữ nước, sản xuất nông nghiệp của huyện Mai Châu đang đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. Thống kê từ kỳ họp kiểm điểm vùng ngày 25/3, 178,8 ha trong tổng số 900 ha lúa cấy vụ chiêm xuân của huyện đã bị hạn, nhiều diện tích thiếu nước nghiêm trọng.

Trồng thêm 4.250 cây xanh trong tháng thanh niên

(HBĐT) - Sau 3 tuần hưởng ứng Tháng thanh niên năm 2013 với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh đã ra quân với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực.

Tập huấn chuyển giao KHKT cho hơn 700 nông dân huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Trong 4 ngày (từ 22 – 25/3), Hội Nông dân huyện Lạc Thủy đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông khuyến lâm huyện tổ chức 12 lớp tập huấn cho hơn 700 hội viên nông dân huyện.

Phát hiện 35 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Trong 3 tháng (tính từ ngày 15/12/2012 – 15/3/2013), lực lượng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh đã kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại 12 cơ sở, yêu cầu khắc phục 27 thiếu sót.

Nêu cao tính tự giác, cảnh giác từ cơ sở về công tác phòng, chống cháy, nổ

(HBĐT) - Vụ cháy nhà, đồng thời là cửa hàng kinh doanh, gia công chăn, ga, gối, đệm tại khu Thành Công, thị trấn Bo (Kim Bôi) của gia đình ông Nguyễn Đức Toán vào ngày 7/3 là minh chứng cho sự cần thiết phải thực hiện PCCC từ hộ gia đình. Sau khi nhận được tin báo cháy, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cũng phải mất gần 40 phút mới đến được hiện trường do đám cháy cách quá xa. Khi đó, ngọn lửa đã lan nhanh và thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, thiệt hại ước tính ban đầu khoảng 50 triệu đồng.

Kim Bôi: Xây dựng làng văn hóa quốc phòng tạo tiền đề cho phong trào xây dựng NTM

(HBĐT) - Từ một địa bàn đặc biệt khó khăn, hệ thống điện, đường GTNT, trình độ canh tác còn hạn chế cộng với đó là các hủ tục lạc hậu còn ăn sâu trong tiềm thức người dân. Những yếu tố đó đã làm cho đời sống người dân ở xóm Bãi Tam (Đú Sáng) vốn đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn. Tuy vậy, từ khi được chọn triển khai thí điểm thực hiện đề án xây dựng làng văn hóa quốc phòng (LVHQP), bộ mặt nông thôn, đời sống người dân đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ thành công đó, đã trở thành tiền đề cho phong trào “LLVT chung sức xây dựng NTM” ở Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục