Người dân xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chắt chiu từng giọt nước sinh hoạt.

Người dân xóm Trà Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chắt chiu từng giọt nước sinh hoạt.

(HBĐT) - Trà Ang, một xóm vùng lòng hồ xã Vầy Nưa (Đà Bắc) những ngày đầu mùa hè, từng tấc đất, thửa ruộng như oằn mình chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Những bãi đất bằng ven sườn đồi bỏ hoang trong bao nỗi niềm của người dân.

 

Tuy tiếp giáp vùng lòng hồ, nhưng nhiều năm qua, khó khăn về nguồn nước luôn là thách thức và là một trong những lực cản khiến cho đời sống KT-XH của Trà Ang khó phát triển. Ngay cả những ven sườn đồi, cỏ hoang mọc dại cũng khó sống, đất bạc màu cứ phơi ra như thách thức lòng người Trà Ang.

 

Trong căn nhà gỗ ven đường, anh Bùi Văn Đoàn, vừa chỉ tay về phía thửa  ruộng ngô mới nhú mầm, bị nắng thiêu đốt đến táp cả lá, vừa than thở: Đấy các anh xem, đến như cây ngô mùa này cũng chẳng mọc nổi nói gì đến phát triển trồng trọt các loại cây khác.

 

Cả xóm Trà Ang có gần 90 hộ, sinh sống rải rác khoảng trên 1 km, dọc tuyến đường từ xã Hiền Lương đến Vầy Nưa (Đà Bắc). Từ khi có trục đường nâng cấp, mở mới, người dân từ khu vực di dân của vùng lòng hồ sông Đà trước đây kéo nhau ra dựng nhà sinh sống. Nhìn chung đất đai thì có nhưng nguồn nước luôn luôn trong tình trạng khan hiến ngay kể về mùa mưa đã phần nào khiến đời sống kinh tế khó phát triển.

 

Để khắc phục tình trạng thiếu nước, người dân đã bỏ tiền mua ống nước bằng nhựa dẫn từ đầu nguồn cách đó trên 500 m từ xóm Vầy Nưa cạnh đó. Do nguồn nước ít nên người dân thường phải thay nhau luân phiên lấy nước, có khi hứng cả đêm cũng chỉ đủ tạm dùng sinh hoạt.

 

Cũng theo anh Đoàn, để chủ động về nguồn nước, có nhiều gia đình đã bỏ hàng chục triệu đồng để đào giếng. Tuy nhiên, do đào đến đâu sạt đến đó khiến người dân phải lấp giếng lại đảm bảo an toàn.

 

Khó khăn về nguồn nước không những ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và phát triển ngay đến như điểm chi trường mầm non chính của xã Vầy Nưa nằm tại xóm Trà Anh cũng luôn trong tình trạng tương tự. Cả chi chính hiện có 8 giáo viên và 35 cháu. Dẫu vậy, từ nhiều năm nay, mặc dù đã có sự đầu tư về đường ống dẫn nước đến tận trường nhưng do nguồn nước lúc có, lúc không khiến cho cô, trò của chi chính xã Vầy Nưa luôn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến chăm sóc trẻ nhỏ tại chi chính của trường. Theo cô giáo Đặng Thị Nga, nhiều khi, để có nước cho các cháu sinh hoạt, giáo viên tại trường phải thay phiên nhau đi hàng trăm mét gánh nước về trường.

 

Thực tế, trước đây, một vài điểm tại Trà Ang cũng đã có sự đầu tư của Nhà nước đưa nước tự chảy từ đầu nguồn về xóm. Tuy nhiên, một phần do dân cư sinh sống không tập trung cũng như sự đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu cùng với khó khăn về nguồn nước từ đầu nguồn nên đến nay tình trạng thiếu nước sinh hoạt vẫn diễn ra thường xuyên.

 

Người dân tại xóm Trà Ang cho biết, nguồn nước ngầm hiện nay trong khu vực không ít. Minh chứng là người dân đào giếng mạch nước sủi rất mạnh. Tuy nhiên, để đầu tư khoan giếng cần kinh phí vượt quá sức của đa số nhân dân. Để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước phục vụ sản xuất, người dân Trà Ang mong các cấp chính quyền, các ngành chức năng của tỉnh, huyện Đà Bắc quan tâm đến xóm, đầu tư một vài điểm giếng khoan. Có như vậy mới tạo điều kiện để người dân có điều kiện tốt hơn trong sinh hoạt, đảm bảo nguồn nước tưới, tiêu phục phục sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế

 

 

                                                                                 Hồng Trung

 

Các tin khác

Cán bộ BQL dự án KFW7 hướng dẫn người dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) chăm sóc cây giống đảm bảo thời vụ gieo trồng vào tháng 7 và 8.
Một ngôi nhà gần như bị tốc mái toàn bộ của một hộ dân xóm Ngoã, xã Mai Hịch.
Không có hình ảnh
Hội viên Hội Nông dân xã Yên Mông (TPHB) đóng góp ngày công thực hiện công trình kiên cố hóa kênh mương Bai Mộ trên địa bàn xã.

Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng

(HBĐT) - Chiều 24/4, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ và phát triển rừng. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu tỉnh ta có các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách bảo vệ rừng và PCCCR tỉnh.

Sét đánh làm cháy khoảng 2 ha rừng tái sinh

(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng huyện Lạc Thủy, vừa qua tại khu vực đỉnh núi Tam Tòa thuộc thôn An Phú, xã Phú Lão đã xảy ra vụ cháy rừng, thiêu rụi khoảng 2 ha rừng tái sinh trên đỉnh núi.

Tuyên truyền, phổ biến các quy định về đánh bắt thủy sản tại vùng hồ sông Đà

(HBĐT) - Ngày 24/4, chi cục Thủy sản phối hợp với phòng Cảnh sát PCTP Môi trường (PC49) và đội Cảnh sát giao thông đường thủy – Phòng CSGT triển khai đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định về đánh bắt thủy sản tại các xã vùng hồ gồm Vầy Nưa (Đà Bắc) và Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Diện mạo nông thôn mới ở Tân Lạc

(HBĐT) - Xác định rõ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chương trình lớn của Đảng, Nhà nước và là cơ hội để các vùng nông thôn có cơ hội để phát triển. Bởi vậy, ngay sau khi chương trình được triển khai, huyện Tân Lạc đã tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng NTM đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện.

Phát hiện 96 doanh nghiệp có sai phạm về ATVSLĐ – PCCN

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở LĐ – TBXH, triển khai thực hiện công tác ATVSLĐ – PCCN, trong quý I, toàn tỉnh đã tổ chức được 15 đợt thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ – PCCN đối với 152 doanh nghiêp trên địa bàn tỉnh.

Kim Bôi chú trọng phát triển khoa học và công nghệ

(HBĐT) - Những năm gần đây, huyện Kim Bôi đã chú trọng chỉ đạo, theo dõi, lựa chọn và tổng hợp tình hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trên địa bàn huyện. Nhờ đó, các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị thương phẩm cao được thường xuyên tập huấn, chuyển giao cho các hộ nông dân đưa vào sản xuất đại trà, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục