Hàng trăm đàn ong của xã Trung Minh bị thiệt hại do hút phải mật, phấn hoa cây trồng vừa phun thuốc BVTV.

Hàng trăm đàn ong của xã Trung Minh bị thiệt hại do hút phải mật, phấn hoa cây trồng vừa phun thuốc BVTV.

(HBĐT) - Vào thời điểm cuối tháng 5, hàng chục hộ nuôi ong ở xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) lo thiệt hại về đàn với trên 230 tổ ong chuẩn bị đến kỳ quay mật bỗng dưng chết la liệt. Sự việc được Chi cục Thú y, phòng Kinh tế và Trạm thú y thành phố đến tận nơi tìm hiểu căn nguyên. triệu chứng. Kết luận của cơ quan chuyên môn xác định ong bị ngộ độc thuốc trừ sâu trong quá trình kiếm ăn trên đồng ruộng vừa mới xử lý phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc BVTV.

 

Tình cảnh ong bị ngộ độc, chết kín đặc tại cửa tổ và dưới đáy tổ làm các hộ tiếc nuối, xót xa. Không ai bảo ai, những hộ nuôi ong quanh vùng tập trung tại nhà ông Nguyễn Huy Chính ở tổ 6, phố Ngọc, xã Trung Minh để dò hỏi, thông tin và nghĩ cách cứu vãn tình hình. Là một trong số họ tiên phong phát triển nghề nuôi ong lấy mật, ông Chính cho biết: Ngót 20 năm làm nghề này, ông chưa từng bị thiệt hại lớn đến vậy. Hơn 30 tổ ong, vốn bỏ ra chí ít cũng 40 – 50 triệu đồng vậy mà chỉ sau 2 ngày, những tổ ong mật đã chết đã gần như “trắng” đàn. Một số con khỏe hơn, ngộ độc với liều lượng ít hơn có vẻ như cố gượng dậy nhưng dáng điệu vẫn lay lắt, khật khừ, không còn sức vệ sinh tổ mặc dù đã được điều trị bằng phương pháp phun, cho uống thuốc giải độc.

 

Cũng theo các hộ nuôi ong ở đây, việc đầu tư nuôi ong ban đầu với mức vốn không hề nhỏ. Bình thường, mỗi tổ (bao gồm 4 - 6 bánh tổ) có giá từ 1,4 triệu – 2 triệu đồng. Ở các tổ 1, 3, 4, 6…, phố Ngọc, xã Trung Minh, hầu như gia đình nào cũng phát triển nghề nuôi, hộ nuôi ít nhất là 2 tổ, nhiều nhất 35 tổ. Đời sống kinh tế hộ nhờ nghề nuôi ong lấy mật có sự cải thiện đáng kể, mang lại nguồn thu nhập chính cho không ít gia đình. So với một số vùng chuyên nuôi ong lấy mật khác, nghề nuôi ở xã Trung Minh phát triển khá mạnh, thị trường đầu ra ổn định. Anh Dương Văn Thương, tổ 3 bộc bạch: Nếu ở một số nơi khác, mỗi chu kỳ quay mật chỉ cách nhau 5 – 7 ngày thì ở đây, cứ 20 ngày, bà con mới quay một lần. Hàng ngày, đàn ong bay đi khắp nơi tìm mật trong cự ly 4 – 10 km. Bà con không cho ong ăn thêm bất cứ thứ gì để đảm bảo chất lượng mật luôn sánh đượm, thơm, ngon. Mỗi tổ ong vào kỳ khai thác, hộ nuôi thu được 2 -3 lít mật, giá bán tại nhà 200.000 đồng/lít.

 

Vậy nhưng kể từ sau thiệt hại vừa mới xảy ra, nhiều tổ ong đã trống đàn, không còn cho khai thác. Việc gây, bổ sung đàn mới đối với một số hộ nuôi gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư, chưa kể những lo ngại, rủi ro trong gây nuôi nếu ong tiếp tục ăn phải loại thuốc BVTV sử dụng phun cho cây trồng như vụ việc kể trên. Bằng kinh nghiệm, những hộ nuôi ong cho rằng nếu chỉ phun thuốc BVTV cho cây trồng, ong là giống tinh anh sẽ không bao giờ tìm đến kiếm ăn. Tuy nhiên, giả thuyết được đưa ra để tiết kiệm 1 lần phun, người phun đã dùng hỗn hợp pha trộn thuốc BVTV và thuốc dẫn dụ côn trùng nên khi thuốc dẫn dụ lấn át thuốc trừ sâu, ong không thể phát hiện được nên tìm đến những cánh đồng chuyên canh các loại cây có hoa theo mùa vụ như ớt, cà, nhãn, vải… để hút mật.

 

Ông Nguyễn Thế Bình, Trưởng phòng Kinh tế thành phố cho biết: Ngoài xã Trung Minh, một vài đàn ong do hộ dân nuôi ở phường Tân Hòa cũng gặp hiện tượng trên nhưng mức độ rải rác hơn. Tuy chưa có thống kê rà soát cụ thể về tổng đàn ong trên toàn địa bàn nhưng ngoài 7 xã vùng ven, một số phường của thành phố cũng phát triển nghề nuôi ong lấy mật, số hộ tham gia nghề nuôi có đến hàng trăm. Đáng kể tại xã Trung Minh và xã Yên Mông đã thành lập được CLB nuôi ong thu hút hàng chục thành viên sinh hoạt.

 

Sau vụ việc ong chết hàng loạt do ngộ độc thuốc BVTV, cơ quan chuyên môn BVTV thành phố đã đưa ra một số khuyến cáo sử dụng thuốc BVTV liên quan trực tiếp đến vật nuôi, góp phần bảo vệ lợi ích của người trồng trọt lẫn hộ nuôi ong trên địa bàn. Đành rằng, sử dụng thuốc BVTV là danh mục được Nhà nước cho phép nhưng để bảo vệ lợi ích của cả đôi bên, cần thiết phải có sự theo dõi, nắm bắt sát sao và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quản lý việc sử dụng thuốc BTVT trong dân. Từ bài học này, hộ nuôi ong cũng cần có sự trang bị, cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình phun thuốc, lịch phun của các HTX, doanh nghiệp sản xuất quanh khu vực để chủ động di chuyển đàn đến điểm dự bị nuôi ong khác hoặc tạm nhốt lại bằng màn, che kín trong thời điểm tổ chức phun thuốc tại vùng cây trồng có hoa vào mùa vụ.

                                                                             

 

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phường Tân Thịnh (TPHB) phát động thực hiện ngày thứ bảy xanh. Ảnh: Nhân dân tổ 3 làm vệ sinh khu vực bờ kè sông Đà.
Các đại biểu thăm diện tích trồng khảo nghiệm giống lúa nông hộ tại xã Vĩnh Đồng.
Không có hình ảnh

Ra mắt quỹ bảo vệ môi trường Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 7/6, Hội đồng quỹ bảo vệ môi trường tỉnh đã tổ chức ra mắt Quỹ Bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh Hòa Bình. Quỹ BVMT tỉnh Hòa Bình được thành lập theo Quyết định 2243/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Lương Sơn đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi trong mùa mưa lũ

(HBĐT) - Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa mưa lũ, cùng với các địa phương khác, huyện Lương Sơn đang cấp thiết triển khai kế hoạch PCLB&TKCN năm 2013. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, huyện Lương Sơn xây dựng các phương án bảo vệ và giải pháp ứng phó khẩn cấp khi có mưa, bão lớn.

117 lần ngừng, giảm mức cung cấp điện trong tháng 5

(HBĐT) - Tháng 5, Điện lực Hòa Bình đã tăng cường thông tin, tuyên truyền, thông báo lịch cắt điện theo kế hoạch và kiểm tra đảm bảo an toàn trong quản lý, vận hành, cung ứng sử dụng điện mùa mưa bão. Trong tháng, số lần ngừng, giảm mức cung cấp điện là 117 lần với tổng thời gian mất điện là 603 giờ 39 phút, sản lượng điện năng bị cắt khoảng 840 KWh.

Xử phạt 53 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường (Công an tỉnh) đã phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra 85 đơn vị, doanh nghiệp, nhắc nhở kiến nghị trên 100 lỗi vi phạm, lập biên bản kiểm tra và tạm giữ 1 tầu cuốc, 1 thuyền bê tông, 2 ống nhựa, 4 máy xúc, 6 máy nổ, 4 sàng sắt, 7 thảm nhựa, 8 máng gỗ, 1 máy bơm, 1 máy phát điện, 3 máy nghiền, 1 thùng và 2 lọ dựng hóa chất bằng nhựa (nghi là thủy ngân) và 10 miếng kim loại nghi là vàng... Nghiêm trọng, có 1 vụ bắt và khởi tố bị can với tội danh vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.

Triển khai 117 mô hình phát triển sản xuất

(HBĐT) - Thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển SX và ngành nghề nông thôn, từ năm 2011 đến nay, các huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, phường triển khai 117 mô hình phát triển SX, chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn... Các mô hình được tập trung ở 44 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2015. Tổng kinh phí thực hiện các mô hình 7,73 tỷ đồng.

50 hộ dân được tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng

(HBĐT) - Ngày 6/6, tại xã Thung Nai (Cao Phong), chi cục Thủy sản đã mở lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng cho 50 ngư hộ có cùng sở thích và đang thực hiện nuôi cá lồng trên diện tích mặt nước vùng hồ sông Đà.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục