Cán bộ Trại giống cây trồng xóm Vôi, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) – Trung tâm Giống cây trồng tỉnh kiểm tra quá trình sinh trưởng, phát triển của các loại giống lúa mới đang được nghiên cứu khảo nghiệm tại Trung tâm.
(HBĐT) - Trong những năm qua, hoạt động KH&CN đã bám sát chiến lược phát triển KH&CN quốc gia và kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, từ đó tạo thêm động lực mới thúc đẩy sự phát triển của KT-XH địa phương. Có thể nói, dấu ấn của KH&CN đã được thể hiện khá rõ nét trong nhiều sản phẩm chủ lực, góp phần tích cực khai thác thế mạnh của địa phương nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Hội đồng KH&CN huyện Mai Châu được thành lập từ tháng 12/1994 và tháng 6/2010 thì được kiện toàn lại. Những năm gần đây, huyện luôn quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ làm công tác khoa học. Đến nay, huyện có khoảng 1.700 cán bộ công tác ở nhiều lĩnh vực khoa học, được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên. Đây là đội ngũ có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ KHKT vào phục vụ sản xuất và đời sống. Trong 10 năm (2002-2012), huyện Mai Châu đã chú trọng tăng cường KH&CN. Cụ thể đã mở 48 lớp thực hiện các mô hình, thu hút 2.195 lượt người tham gia; mở 337 lớp tập huấn kỹ thuật, thu hút 34.225 lượt người tham gia; tư vấn dịch vụ cho 130 lượt người; đào tạo nâng cao năng lực cho 271 lượt cán bộ. Kết quả là hoạt động KH&CN đã tạo được dấu ấn khá rõ nét trong đời sống KT-XH địa phương, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với những mô hình ứng dụng KH&CN mang lại hiệu quả kinh tế cao, ví dụ như: chọn lọc và bảo toàn giống lợn bản địa xã Pà Cò, nuôi gà an toàn sinh học, nuôi lợn siêu nạc, trồng xoan trên đồi núi, trồng rau su su lấy ngọn, trồng tỏi tía, bảo tồn và phát triển rượu đặc sản Mai Hạ… Nhìn chung, tại tỉnh ta, những năm gần đây, hoạt động KH&CN đã góp phần thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương thông qua việc tăng hàm lượng KH&CN trong một số sản phẩm chủ lực của tỉnh. Việc tập trung nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHKT đã góp phần làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, bảo tồn và phục tráng các loại cây, con đặc sản của địa phương. Điển hình là việc phục tráng thành công giống ngô nếp đặc sản của Mai Châu; nghiên cứu chọn giống, nhân giống và xây dựng vườn giống cây ghép cho một số loài cây lâm nghiệp bản địa lấy quả (dổi, sấu, tai chua); nghiên cứu phát triển một số giống lúa thuần ngắn ngày; khảo nghiệm và chọn tạo sản xuất thành công 2 giống lúa mới MĐ1 và MĐ2 của nông dân xóm Mớ Đá (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi)... Đặc biệt, một số địa phương đã xây dựng thành công một số nhãn hiệu hàng hóa tập thể, điển hình như Rượu cần Hòa Bình, mía tím Hòa Bình, cam Cao Phong, dệt thổ cẩm Mai Châu... Từ đó không những nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa mà còn từng bước khẳng định vị thế của tỉnh trong việc sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng đặc sản có lợi thế cạnh tranh cao, được thị trường ưa chuộng. Ông Bùi Văn Khánh, Giám đốc Sở KH&CN nhìn nhận: Với hiệu quả thiết thực và bền vững của nhiều chương trình, dự án, hoạt động ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN đã tạo dấu ấn khá rõ nét trong nhiều sản phẩm chủ lực của tình, từ đó khẳng định giá trị không định lượng nhưng có vai trò quan trọng của hoạt động KH&CN đối với sự nghiệp CNH-HĐH tỉnh. Để củng cố và nâng cao vai trò của KH&CN trong thời gian tới, Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 31/1/2013 về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 BCH T.Ư Đảng khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. UBND tỉnh cũng đã phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KH&CN tỉnh giai đoạn 2012-2015. Đây là những căn cứ quan trọng cho thấy hoạt động KH&CN sẽ tiếp tục được tỉnh ta chú trọng trong thời gian tới. Và tin rằng với sự đầu tư xứng đáng, KH&CN sẽ thực sự trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của KT-XH địa phương.
Thu Trang
(HBĐT) - Từ ngày 4- 25/6, đoàn kiểm tra của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở KH&CN) đã tổ chức kiểm tra về lĩnh vực đo lường tại Điện lực 11 huyện, thành phố và phân xưởng cơ điện - Công ty Điện lực Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày 25/6, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch VSMT nông thôn giai đoạn 2013-2015. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 25/6, tại hội trường Ban CHQS huyện, Hội CCB huyện Kim Bôi đã tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho các hội viên của Hội. Tham dự tập huấn có trên 100 học viên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, chi hội trưởng, phó các chi hội CCB xã, thị trấn.
(HBĐT) - Sáng 25/6, tại Trung tâm thương mại APLAZA (TPHB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hoà Bình (Vietinbank Hoà Bình) và Công ty Thuỷ điện Hoà Bình tổ chức lễ ký kết hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư nâng cấp hệ thống điều khiển, bảo vệ tín hiệu và đo lường 8 tổ máy phát điện- Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngọc Sơn - Ngổ Luông là khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) có diện tích lớn nhất tỉnh với 15.891ha; nằm trên địa bàn 7 xã, 51 xóm thuộc 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn. Rừng ở đây có hệ sinh thái động, thực vật khá phong phú, đa dạng với các loại chủng loại gỗ đặc trưng như trai, nghiến, đinh vàng, mun... cùng nhiều loài thú quý hiếm. Do vậy, KBTTN đã từng bị xâm hại đến mức báo động. Trước thực trạng đó, BQL KBTTN Ngọc Sơn - Ngổ Luông đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy vai trò cộng đồng trong quản lý, bảo vệ (QLBV) rừng. Từ đây đã tạo sự chuyển biến về nhận thức trong công tác QLBV rừng.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 2, trên địa bàn thành phố Hòa Bình từ chiều và đêm 23/6 đến 9 giờ ngày 24/6 đã xảy ra mưa to đến rất to, lượng mưa đo được gần 100mm. Mưa lớn, kéo dài nhiều giờ đã gây thiệt hại sản xuất và khó khăn cho việc đi lại của người dân.