Khai thác vàng trái phép tạo thành những hố sâu ngay trên cánh đồng thôn Yên Lịch, xã Long Sơn (Lương Sơn).
(HBĐT) - Những năm gần đây, vấn đề quản lý khai thác khoáng sản ở huyện Lương Sơn đang trở nên khá nóng. Bên cạnh những lợi ích đem lại, việc khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện cũng gây ra nhiều hệ lụy đối với môi trường, ANTT, đời sống của nhân dân.
Đồng chí Nguyễn Khắc Yến, Phó phòng TN&MT huyện cho biết:Trên địa bàn có 62 dự án khai thác khoáng sản. Trong đó, 25 dự án đang khai thác, 29 dự án đang thực hiện thủ tục để được khai thác, 3 dự án đã hết hạn và 5 dự án đang dừng hoạt động. Qua kiểm tra cho thấy, nhiều đơn vị chưa thực hiện đầy đủ cam kết bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí. Khai thác không đúng giấy phép được cấp. Việc xả thải chưa qua xử lý vẫn xảy ra lén lút. Điển hình như vụ xả thải chưa qua xử lý tại khu vực nhà máy chế biến quặng đa kim thuộc Công ty TNHH liên doanh khai thác, chế biến khoáng sản Phúc Thanh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn cuối tháng 4/2012. Báo kết quả giám định mẫu nước và mẫu bùn lấy tại hiện trường cho kết quả, các chỉ tiêu: BoD5 (200), COD, Fe, CN-, Cr(VI) đều vượt quá quy chuẩn cho phép hay như Công ty CP khai thác khoáng sản THT Hòa Bình ở xóm Rụt, xã Tân Vinh vỡ bể nước thải gây chết cá... Mới đây nhất, vào cuối tháng 6/2013, người dân xóm Rụt lại phản ánh về việc cá tại ao Vó Khòi nằm liền kề với nơi sản xuất của Công ty THT bị chết hàng loạt. Vấn đề ô nhiễm không khí trong khai thác đá tại các xã Cao Dương, Cao Thắng cũng gây bức xúc trong nhân dân.
Theo kết quả khảo sát của Viện địa chất và môi trường tại huyện Lương Sơn, ô nhiễm môi trường xảy ra chủ yếu do dây chuyền công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến, sản xuất không đảm bảo, không theo thiết kế ban đầu. Cơ sở không áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm. Có 3 khu vực ô nhiễm môi trường đáng chú ý nhất là tại khu vực xã Tân Vinh, khu vực xã Thành Lập, Trung Sơn (khai thác, chế biến đá vôi làm xi măng và VLXD thông thường), khu vực xã Hòa Sơn (khai thác đá bazan làm VLXD thông thường).
Trong khi các cơ sở được cấp phép vẫn tái diễn vi phạm thì tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở Lương Sơn vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Nạn vàng tặc ở thôn Yên Lịch, xã Long Sơn diễn ra trong một thời gian dài, sau khi được báo chí phản ánh, cơ quan chức năng tỉnh, huyện vào cuộc, mặc dù có giảm nhưng theo phản ánh của người dân nơi đây, hiện nay vẫn đang xảy ra tình trạng khai thác lẻ tẻ. Người dân trong thôn đã kiến nghị trong các cuộc tiếp xúc cử tri và sớm mong các cơ quan chức năng vào cuộc dẹp bỏ tụ điểm này. Cuối tháng 6, tại xóm Ngành, xã Tiến Sơn, cuộc hỗn chiến có cả tiếng súng nổ giữa nhóm thanh niên là những đối tượng ngoài địa bàn xã xăm trổ đầy mình và người dân trong xóm để tìm vàng đã gây nên sự xáo trộn nơi miền quê yên ả. Còn nhiều điểm khai thác khoáng sản trái phép tại một số địa bàn khác cũng gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, mất ANTT, bức xúc trong nhân dân. Năm 2012, phòng TN&MT đã tham mưu cho UBND huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác khoáng sản trái phép 12 trường hợp với số tiền 150 triệu đồng. Qua 6 tháng năm, ra quyết định xử phạt 4 trường hợp, số tiền 31 triệu đồng. Cũng trong 6 tháng, phòng TN-MT đã tiếp nhận 5 đơn kiến nghị của nhân dân về vấn đề ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng đó, phòng TN&MT đã tích cực kiểm tra, đôn đốc các đơn vị đang khai thác khoáng sản chấp hành nghiêm các quy định; đảm bảo khai thác đúng giấy phép được cấp. Tham mưu cho UBND huyện vấn đề quản lý tài nguyên khoáng sản theo quy hoạch và pháp luật; đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở SX-KD lập cam kết, đề án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, đo kiểm môi trường hàng năm. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Với sự vào cuộc tích cực, một số điểm nóng vi phạm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra nhiều vi phạm đòi hỏi các cơ quan chức năng của huyện cần có những giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ hơn nữa để việc khai thác mang tính bền vững, hiệu quả.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 về một số vấn đề cấp bách trong bảo vệ môi trường. Trong đó, chú trọng bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, với các nội dung như: 1) Tập trung thanh tra, kiểm tra việc khai thác khoáng sản, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường; 2) Rà soát, hoàn thiện các quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng quy định đầy đủ kinh phí cho các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường, làm rõ phương án, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; 3) Ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân tham gia vào hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến khoáng sản.
(HBĐT) - Theo Sở TN-MT, trong 6 tháng đầu năm 2013 các huyện, thành phố trên toàn tỉnh đã cấp 1.866 giấy CNQSD đất với 424,51 ha đất các loại.
(HBĐT) - Thường thì sau khi sử dụng, bà con nông dân vứt bỏ lọ nhựa, chai thủy tinh, túi, vỏ bao bì thuốc BVTV và nhiều chất thải, rác thải nguy hại khác theo lối “bạ đâu, ném đó” một cách tùy tiện ngay tại bờ mương, chân ruộng hay đường vào khu sản xuất. Đó cũng là thực trạng trước đây trên đồng ruộng của xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn). Tuy nhiên, từ năm 2012, triển khai công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới, trong đó có xây dựng môi trường nông thôn, cách nghĩ của bà con đã thực sự thay đổi.
(HBĐT) - Theo tin từ Ban Chỉ huy PCLB & TKCN huyện Đà Bắc, do mưa lũ kéo dài, ở một số tuyến đường liên xã trên địa bàn đã xảy ra tình trạng sạt lở ta luy.
(HBĐT) - Ngày 29/7, Trung tâm Giống vật nuôi và Thuỷ sản tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lợn hướng nạc, an toàn sinh học cho 20 hộ dân của 2 xã Sủ Ngòi, Dân Chủ (TP Hoà Bình), trong đó mỗi xã có 5 hộ nằm trong mô hình nuôi lợn hướng nạc do Trung tâm thực hiện với quy mô 40 con được Nhà nước hỗ trợ 100% con giống và 50% thức ăn chăn nuôi.
(HBĐT) - Chiều 28/7, đồng chí Hoàng Văn Tứ, GĐ Sở NN&PTNT, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh cùng lãnh đạo và chuyên viên Sở NN&PTNT đã đi kiểm tra tình hình sạt lở Khu tái định cư (TĐC) Phiêng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Lương Sơn là một trong những huyện trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, do vậy, công tác đảm bảo an toàn vận hành lưới điện là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, mặc dù hạ tầng lưới điện còn khá nhiều khó khăn nhưng vượt qua những thách thức, Điện lực Lương Sơn phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.