Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) được chuyển giao kỹ thuật chọn tạo giống lúa và thâm canh lúa cải tiến để nâng cao năng suất lúa vụ mùa 2013.
(HBĐT) - Thông qua việc xây dựng và thực hiện thành công các mô hình trình diễn, hệ thống khuyến nông đã khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần tích cực hỗ trợ người nông dân có thêm sức mạnh để phát triển kinh tế, hướng tới những giá trị bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Đồng chí Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cho biết: Các mô hình trình diễn được thực hiện chủ yếu theo 3 hướng: Một là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới để thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tốt các lợi thế so sánh của địa phương; nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế các loại cây trồng, vật nuôi; sản xuất các sản phẩm an toàn và bảo vệ môi trường. Trong 20 năm (1993 – 2012), hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện được 1.672 mô hình trình diễn, thu hút 68.317 lượt hộ tham gia. Nhìn chung, các mô hình được triển khai hiệu quả, tác động tích cực đến nhận thức cũng như năng lực sản xuất của đông đảo bà con nông dân, từng bước xóa bỏ tập quán sản xuất lạc hậu, giúp nông dân tiếp cận được với những phương thức sản xuất mới có giá trị kinh tế cao và bền vững.
Năm nay, với nguồn kinh phí khoảng 2.480 triệu đồng được Trung ương phân bổ cho công tác khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đang triển khai 9 mô hình trình diễn: mô hình nông lâm kết hợp trên đất dốc, mô hình phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo đàn gia súc lớn, mô hình nuôi cá lăng trong lồng, mô hình chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ, mô hình cải tạo đàn trâu, mô hình trồng mây K83 tại các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, mô hình phát triển sắn bền vững tại các tỉnh miền núi phía Bắc, mô hình phục hồi rừng luồng thoái hóa, sản xuất lúa gieo thẳng. Như vậy, đổi mới hơn so với những năm trước đây, năm nay, ngoài việc thực hiện các mô hình trình diễn trong lĩnh vực trồng trọt – vốn là lĩnh vực truyền thống, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã mạnh dạn thử sức với các mô hình thủy sản (nuôi cá lăng, cá rô phi đơn tính) và chăn nuôi (cải tạo đàn trâu, vỗ béo đại gia súc) nhằm mở ra những cánh cửa mới cho người nông dân tiếp cận và có thêm lựa chọn. Đặc biệt, cũng với mục đích hỗ trợ đắc lực hơn cho người nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp, Trung tâm đã kết hợp với các doanh nghiệp chuyên ngành để thử nghiệm một số sản phẩm vật tư nông nghiệp mới như phân đạm xanh cho chè, ngô, mía, phân viên nén thế hệ thứ 5 cho lúa, ngô, một số loại phân nhập khẩu từ Mỹ đã được Bộ NN&PTNT kiểm định về chất lượng và khuyến cáo sử dụng… Song song với hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, trong 6 tháng đầu năm, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư đã tổ chức 2 lớp tập huấn TOT về kỹ thuật chăn nuôi đại gia súc và kỹ thuật chăm sóc rừng cho 60 học viên tham gia; phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia và các doanh nghiệp đối tác để thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông tại tỉnh; chỉ đạo hệ thống khuyến nông cơ sở thực hiện hoạt động khuyến nông đạt yêu cầu và đảm bảo tiến độ đề ra.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Nguyễn Hồng Tuấn nhấn mạnh: Nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã, đang chuyển dần từ sản xuất tiểu nông, tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài tỉnh. Đạt được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của các dự án khuyến nông mà đơn vị đã thực hiện trong hơn 20 năm qua. Thông qua các mô hình hiệu quả, hệ thống khuyến nông đã trở thành cầu nối chuyển giao KHKT đến với người nông dân, hỗ trợ người nông dân có thêm sức mạnh để làm chủ quá trình sản xuất, hướng tới đạt được những giá trị bền vững trong nền kinh tế nông nghiệp.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngầm suối Bản, từ khu 9, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) đi xóm Lãi, xã Tây Phong (ngầm 834) được đơn vị quân đội trên địa bàn thị xây dựng từ mấy chục năm trước phục vụ đi lại của đơn vị 834 và người dân trong khu vực đi các xóm Lãi, Đồi, Tây Sơn, Chao, Môn của xã Tây Phong. Ngầm dài khoảng 200 m. Mùa mưa lũ hàng năm, nước chảy xiết, ngập ngập sâu hơn 1 mét, gây ách tắc giao thông và nguy hiểm cho người qua lại.
(HBĐT) - Ngày 22/8, Ban chỉ đạo diễn tập thành phố, Ban CHQS thành phố Hòa Bình đã phối hợp tổ chức diễn tập chiến đấu trị an xã Thái Thịnh năm 2013.
(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, vào hồi 19h, ngày 17/8/2013, tại khoảng cột điện 5Đ - 6Đ đường dây 0,4kV thuộc địa phận xóm Song Huỳnh xã Cao Thắng (Lương Sơn) đã xảy ra vụ tai nạn lao động làm anh Bùi Văn Khang (sinh năm 1990), trú tại xã Tiến Sơn - Lương Sơn tử vong.
(HBĐT) - Mai Châu có địa hình chia cắt, hệ thống đương dây dẫn điện đi qua nhiều đồi núi là những khó khăn trong quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn lưới điện. Điện lực huyện đang quản lý vận hành 147 km đường dây 35 KV, 59 km đường dây 10 KV, 250 km đường dây 0,4 V, 2 máy biến áp 35/10, 94 máy biến áp phân phối. Đường dây dài nhất là lộ 373 TGMC có tổng chiều dài 117 km, điểm đầu từ cột số 1 của TTG MC đi đến Thung Mặn ( Hang Kia) và đi ra lòng hồ sông Đà, đây là khu vực hay xảy ra sạt lở, lũ quét trong những năm gần đây.
(HBĐT) - Đường ngầm tràn thị trấn Bo (ngầm tràn Kim Bình) có vị trí đặc biệt quan trọng giao thương phát triển KT-XH của huyện Kim Bôi và trong vùng, ngầm nằm trên tuyến đường 12 C, nối đường 12 B, từ thị trấn Bo đi các xã Kim Bôi, Kim Truy, Cuối Hạ, Nuông Dăm, Kim Tiến và đi huyện Lạc Sơn. Mật độ phương tiện và người qua lại ngầm rất lớn. Tuy nhiên, ngầm này lại đang trước những nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông vào mùa mưa lũ.
(HBĐT) - Ngày 20/8, tại cửa hàng xăng dầu số 12 - Hữu Nghị (TPHB), Chi nhánh xăng dầu Hòa Bình đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCCC - CHCN (PC66 - Công an tỉnh) tổ chức diễn tập phương án chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu năm 2013.