Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân xã Dân Chủ (TPHB) cách phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa vụ mùa 2013.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân xã Dân Chủ (TPHB) cách phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa vụ mùa 2013.

(HBĐT) - Chưa được đào tạo chính quy về chuyên ngành khuyến nông, năng lực chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất, khối lượng công việc lớn trong khi cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng... Đó là những khó khăn chi phối hiệu quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông viên xã (KNVX) hiện nay, đồng thời là thách thức lớn đối với hoạt động khuyến nông (KN) của tỉnh.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc Trung tâm KN-KN cho biết: Trong hơn 20 năm (1994-2013) hoạt động, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về công tác KN, hệ thống KN từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được kiện toàn, củng cố và phát triển khá hoàn thiện. Nếu như năm 1994, toàn tỉnh có hơn 80 cán bộ làm công tác KN chuyên trách tập trung ở tỉnh và các huyện, thành phố thì đến nay, hệ thống KN chuyên trách từ tỉnh đến xã có 369 người, trong đó, cấp tỉnh có 25 người, các trạm KN huyện, thành phố có 134 người và có 210 cán bộ KNVX. Bên cạnh đó còn có 126 CTV KN thôn, bản, hơn 200 cán bộ thú y cơ sở.

 

Trong hệ thống nhân lực làm công tác KN, đội ngũ KNVX có vai trò quan trọng đặc biệt. Đội ngũ này là hạt nhân nòng cốt trong tổ chức các hoạt động KN trên địa bàn xã. Họ tiếp xúc trực tiếp với nông dân để nắm rõ nhu cầu KN tại cơ sở, hỗ trợ lựa chọn đối tượng phù hợp tham gia KN, hỗ trợ và triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, mô hình trình diễn, cung cấp, tư vấn kỹ thuật cho người dân, giám sát và hỗ trợ tại hộ. Không những thế, đội ngũ này còn tham gia triển khai nhiều hoạt động phát triển SXNN trên địa bàn xã. Tuy nhiên, về năng lực, hầu hết họ đều chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành KN. Do đó, trong những năm qua, tỉnh đã hết sức chú trọng công tác đào tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động cho đội ngũ quan trọng này. Cụ thể, đào tạo và đào tạo về các phương pháp KN và giảng dạy truyền thống như: xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo, các lớp tập huấn KN... Đặc biệt, tỉnh ta là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong tổ chức đào tạo cho cán bộ các phương pháp KN mới, được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới như: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), xây dựng kế  hoạch KN có sự tham gia; xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia (PAEM), kỹ năng thúc đẩy, phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, (LCTM) lớp học hiện trường (FFS)... Thông qua đó, đội ngũ cán bộ làm công tác KN nói chung, đội ngũ cán  bộ KNVX nói riêng đã có năng lực nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động KN của tỉnh.

 

Đánh giá chất lượng đội ngũ KNVX hiện nay, Giám đốc Trung tâm KN-KN Nguyễn Hồng Tuấn thẳng thắn: Phần lớn cán bộ làm công tác KN cơ sở chưa được đào tạo chính quy về chuyên ngành KN nên năng lực nhiều khi chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất. Trong khi hoạt động SXNN tại địa phương rất đa dạng, cán bộ KNVX lại chỉ có năng lực chuyên môn đơn ngành, rất ít người có kinh nghiệm tổng hợp, ngoài ra, họ còn hạn chế về các kỹ năng khác như: tổ chức nông dân, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển chuỗi giá trị... Sở dĩ hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX chưa được như mong muốn, bên cạnh yếu tố chủ quan còn do những khó khăn khách quan như địa bàn rộng, khối lượng công việc lớn, cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng, phụ cấp thấp... Hiện nay, cán bộ KNVX không phải là công chức xã, không được đóng BHXH, không được hưởng các quyền lợi như công chức Nhà nước. Thêm vào đó, khi tham gia hoạt động KN, KHVX không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc mà họ triển khai trên thực địa. “Chính những khó khăn này đã trở thành rào cản chi phối hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với hoạt động KN của tỉnh nói chung”- đồng chí Nguyễn Hồng Tuấn khẳng định.

 

 

 

                                                                         Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các đại biểu tham gia hội nghị tập huấn về công tác bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy khu vực tỉnh Hòa Bình.
Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh tại xóm Mon, xã Phúc Tiến.
ĐV-TN TP. Hòa Bình tham gia diễu hành hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2013.

Đã giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng thuốc diệt cỏ nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước tại xã Thu Phong

(HBĐT) - Theo phản ánh, kiến nghị của người dân xã Thu Phong, từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn xã có 2 nguồn nước từ suối Đúng và suối Lau có nguy cơ bị ô nhiễm do một số hộ canh tác sắn, mía, ngô lạm dụng sử dụng thuốc diệt cỏ phía đầu nguồn.

Đánh giá 5 năm chương trình sản xuất giống lúa nông hộ

(HBĐT) - Ngày 25/9, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo tổng kết chương trình sản xuất giống lúa nông hộ giai đoạn 2008 – 2013 và bàn giải pháp, định hướng duy trì những giống lúa triển vọng tại địa phương. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Trung ương Hội ND Việt Nam, tổ chức OXFAM Đoàn kết Bỉ, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện và các nhóm sản xuất nông hộ 3 huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn.

Đà Bắc: Tuyên truyền xây dựng nông thôn mới cho hơn 60 cán bộ MTTQ

(HBĐT) - Ngày 24/9, tại xã Hào Lý (Đà Bắc), Uỷ ban MTTQ tỉnh đã phối hợp với sở LĐ–TB&XH tỉnh tổ chức tuyên truyền vai trò của mặt trận tổ quốc tham gia xây dựng nông thôn mới và phòng - chống tệ nạn ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS .

Chiều tối nay miền Bắc chuyển lạnh

Từ chiều tối đến đêm nay (25/9), không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc, sau đó lan rộng đến một số địa phương khu vực miền Trung.

Tăng cường sử dụng hệ thống thư, văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước

(HBĐT) - Ngày 24/9, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg và sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son chủ trì hội nghị. Tại đầu cầu tỉnh Hòa Bình, dự hội nghị có lãnh đạo, chuyên viên Sở TT&TT, Sở Nội vụ, Văn phòng UBND tỉnh, cùng cán bộ chuyên trách CNTT UBND các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn và TPHB.

Kiểm tra, xử lý 159 vụ vi phạm về VSATTP

(HBĐT) - 9 tháng qua, lực lượng QLTT, VSATTP và cảnh sát PCTP về môi trường đã kiểm tra, xử lý 159 vụ, phạt tiền và tịch thu hàng hóa trị giá trên 180 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục