Ông Đinh Văn Hợp bên vườn cây của gia đình bị chặt phá ở khu vực Tạng Bưởi (xóm 1, xã Sủ Ngòi - TP Hòa Bình).

Ông Đinh Văn Hợp bên vườn cây của gia đình bị chặt phá ở khu vực Tạng Bưởi (xóm 1, xã Sủ Ngòi - TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Đinh Văn Hợp, trú tại xóm 1, xã Sủ Ngòi (TPHB) kiến nghị về việc gia đình ông và 6 hộ cùng xóm đã khai hoang và canh tác tại khu vực Tạng Bưởi, xóm 1, xã Sủ Ngòi từ năm 1990 không có tranh chấp. Đến cuối tháng 5/2013, ông Hợp cùng các hộ phát hiện một doanh nghiệp dựng lều lán, sử dụng máy xúc san ủi vườn của gia đình và báo cáo với UBND xã Sủ Ngòi. Được biết năm 1998, diện tích đất trên đã được UBND xã đề nghị UBND TP Hòa Bình cấp giấy CNQSD đất cho 4 hộ là lãnh đạo và nguyên lãnh đạo xã, gồm các ông: Bùi Đức Bảo, Nguyễn Xuân Việt, Đinh Văn Thỉnh và Nguyễn Văn Hồi, cán bộ nông - lâm thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). Bất bình với thông báo của UBND xã Sủ Ngòi, gia đình ông Hợp và các hộ đã gửi đơn kiến nghị đến các cấp, ngành của tỉnh và TP Hòa Bình nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết rõ ràng, dứt điểm.

 

Ông Đinh Văn Hợp cho biết: “Năm 1982, bố tôi là Đinh Công Y đã đưa gia đình lên đồi Tạng Bưởi dựng lều để ở và khai phá đất làm nương trồng ngô, sắn và chăn nuôi. Năm 1990, do tuổi già sức yếu, ông giao lại khu đất hơn 10 ha cho vợ chồng tôi quản lý, canh tác.  Tôi tiếp tục đầu tư vốn lập trang trại trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò, đào ao nuôi cá cho đến nay”.

 

Năm 1990, các hộ: Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Thị Bản, Nguyễn Thị Thập (xóm 2) và hộ ông Nguyễn Văn Chiến (xóm 4), xã Sủ Ngòi đều là những gia đình nghèo, cùng  lên khu đồi Tạng Bưởi khai phá đất hoang làm nương, trồng lúa, ngô, sắn, dong riềng. Là Trưởng xóm 2 từ năm 1995 - 2008 và cũng là hộ có đất ở khu Tạng Bưởi, ông Tiện cho biết: “Gia đình tôi khai phá và canh tác trên diện tích hơn 3 ha. Năm 1995, gia đình bỏ vốn đầu tư trồng cây lâu năm và cây ăn quả gồm lát, keo, luồng, nhãn, vải, xen canh là ngô, gừng, khoai sọ. Đến nay, rừng cây phát triển tốt, cây lát đã có đường kính từ 60 - 70 cm. Hơn 22 năm qua không có tranh chấp với bất cứ hộ nào và cũng không hề được tham gia cuộc họp nào của xã hoặc xóm về giao đất, giao rừng để làm giấy CNQSD đất cho những người có tên trên”. Đang sản xuất bình thường, tháng 8/2000, các hộ trên bị chính quyền xã Sủ Ngòi đến lập biên bản đình chỉ sản xuất để thu hồi đất giao cho Lâm trường Sông Đà triển khai “Dự án 661”. Các ông Hợp, Phong, Tiện cho biết: “Người đại diện cho UBND xã lập biên bản đình chỉ các hộ chúng tôi là ông Nguyễn Xuân Việt, cán bộ lâm nghiệp xã và ông Nguyễn Văn Sắng, CA xã. Chúng tôi nghĩ Nhà nước thu hồi đất để giao cho Lâm trường Sông Đà nên đồng ý giao đất cho UBND xã ngay, không ai thắc mắc. Gần 2 năm sau (4/2002), “Dự án 661” thất bại, lúc này, chúng tôi mới biết đó là dự án “ma” do ông Nguyễn Tiến Tý, xóm Tân Lập, xã Dân Chủ (TP Hòa Bình) lấy danh nghĩa Lâm trường Sông Đà dựng lên nhằm chiếm đất của các hộ dân đang canh tác. Sau khi ông Tý phá hợp đồng với UBND xã Sủ Ngòi, các hộ đã trở lại tiếp tục canh tác trên phần đất của mình trước đây và ngày 29/5/2013, một số người đưa máy xúc, máy ủi ngang nhiên vào san ủi đất, chặt phá”.

 

Tại Công văn số 21/UBND-BC “Về việc giải quyết đơn, thư theo thẩm quyền” ngày 27/6/2013 do ông Đoàn Xuân Hợi, Chủ tịch UBND xã Sủ Ngòi ký gửi Báo Hòa Bình nêu: 4 hộ Đinh Văn Thỉnh, Nguyễn Hữu Hồi, Bùi Đức Bảo, Nguyễn Xuân Việt được UBND thị xã Hòa Bình cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp năm 1998”. Tuy nhiên, trên giấy CNQSD đất địa điểm lại ghi là “xóm Sủ Đồi, xã Sủ Ngòi, thị xã Hòa Bình” chứ không phải là khu Tạng Bưởi. Nội dung đơn của ông Hợp và 6 hộ có liên quan đã được UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND TP Hòa Bình xem xét giải quyết theo thẩm quyền, trả lời công dân và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/8/2013. Tuy nhiên, đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh chưa nhận được báo cáo và việc tranh chấp đất tại khu Tạng Bưởi vẫn tiếp diễn theo chiều hướng phức tạp hơn. Theo đó, ngày 19/9/2013, tại Thông báo số 3430/TB-VPUBND của Văn phòng UBND tỉnh về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi tiếp công dân ngày 16/9/2013” yêu cầu: “Để giải quyết dứt điểm khiếu nại, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân, Chủ tịch UBND tỉnh giao Chủ tịch UBND TP Hòa Bình chỉ đạo các phòng, ban chức năng liên quan của thành phố phối hợp với Hạt kiểm lâm thành phố làm rõ nguồn gốc, lịch sử đất đai, quá trình sử dụng của các hộ dân. Kiểm tra, xác định rõ vị trí, địa điểm đất đã giao trên thực địa với các giấy CNQSD đất đã cấp cho 4 hộ. Trước mắt yêu cầu các tổ chức, cá nhân dừng ngay việc san ủi, thi công tại khu vực đất do ông Hợp và các hộ dân xóm 1, 2, xã Sủ Ngòi đang sử dụng, quản lý đến khi các cơ quan chức năng giải quyết xong khiếu nại. Trả lại nguyên trạng diện tích đã san ủi cho ông Hợp, nếu tiếp tục vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Xác định mức độ thiệt hại tài sản yêu cầu đơn vị thi công bồi thường cho ông Hợp. Chỉ đạo CA thành phố, Chủ tịch UBND xã Sủ Ngòi đảm bảo ANTT tại khu vực tranh chấp”.

 

Dư luận đang nóng lòng chờ đợi và mong muốn những tranh chấp đất đai khu vực Tạng Bưởi sớm được giải quyết rõ ràng, dứt điểm để tránh khiếu kiện kéo dài và ngăn ngừa nguy cơ xung đột đang tiềm ẩn.

 

 

 

                                                                   Đức Phượng

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Khả năng sẽ có lũ lớn trên các sông từ Quảng Bình
 đến Quảng Ngãi. Ảnh minh họa: vnexpress.net
Học sinh Trường THCS Việt Trung (Quảng Bình) dọn vệ sinh trường lớp sau cơn bão số 10. Ảnh: NGỌC HẢI
Chiếc xe Fortuner chở Phó giám đốc Sở Công thương Nghệ An được trục vớt sáng 2-10. (Ảnh: vnexpress.net)

Sau bão sẽ có mưa lớn trên diện rộng tại các tỉnh ven biển Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, hồi 1 giờ sáng nay, 1-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ vĩ Bắc; 104,4 độ kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

Huy động các nguồn lực trong xây dựng và phát triển đô thị

(HBĐT) - Trước khi Chính phủ ban hành Nghị định 42/2009 về phân loại đô thị, tỉnh ta đã có 12 thị trấn được công nhận đô thị loại V và 1 thành phố được công nhận đô thị loại III. Từ năm 2009 đến nay, việc lập đề án và phân loại, nâng cấp đô thị của tỉnh theo các tiêu chuẩn của Nghị định 42/2009 chưa được tiến hành.

Kỳ Sơn phát động Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn

(HBĐT) - UBND huyện Kỳ Sơn vừa tổ chức phát động chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2013 với nhiều hoạt động hưởng ứng chủ đề năm 2013 “Nơi sinh sống của chúng ta… Hành tinh của chúng ta… Trách nhiệm của chúng ta…”.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Nhà máy xi măng Vĩnh Sơn

(HBĐT) - Dự án nhà máy xi măng Hòa Bình (nay là nhà máy xi măng Vĩnh Sơn) thuộc Công ty TNHH xi măng Trung Sơn được đầu tư xây dựng trên địa bàn 2 xã Trung Sơn, Thành Lập (Lương Sơn) từ năm 2008 đến năm 2010. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1390/QĐ-UBND ngày 27/6/2008… Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp đã để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài, gây bức xúc cho dân cư trên địa bàn.

Xã Đông Bắc duy trì hiệu quả dịch vụ BVTV

(HBĐT) - Tổ dịch vụ bảo vệ thực vật (DVBVTV) xã Đông Bắc là một trong 6 tổ đầu tiên của huyện Kim Bôi được thành lập vào cuối năm 2011. Tổ có 6 thành viên, trực tiếp tham gia các hoạt động: tập huấn cho nông dân về công tác BVTV, điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng, cung ứng thuốc BVTV… “Tuy nhiên, có rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động của tổ” – anh Bùi Văn Hảo, tổ trưởng Tổ DVBVTV xã Đông Bắc xác nhận.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM - Khó ở tiêu chí an ninh trật tự

(HBĐT) - Mặc dù là những xã điểm đạt được trên 10 tiêu chí trong bộ tiêu chí về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Tuy vậy, với nhiều địa phương, tiêu chí số 19 về ANTT trong xây dựng NTM đang thực sự được xem là một tiêu chí khó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục