Tình trạng khoan giếng tự phát, thiếu quy hoạch gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn thị trấn Đà Bắc (Trong ảnh: Hộ dân thôn Mu đang tiếp tục thuê tư nhân, máy móc khoan giếng phục vụ nhu cầu sinh hoạt).

Tình trạng khoan giếng tự phát, thiếu quy hoạch gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn thị trấn Đà Bắc (Trong ảnh: Hộ dân thôn Mu đang tiếp tục thuê tư nhân, máy móc khoan giếng phục vụ nhu cầu sinh hoạt).

(HBĐT) - Do chưa có hệ thống nước sinh hoạt phục vụ nhân dân, hàng trăm hộ gia đình ở thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) phải xoay sở tìm nguồn nước giếng đào và giếng khoan để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của mình. Cũng từ đây, phát sinh những nghi ngại về ô nhiễm nguồn nước ngầm khi số lượng giếng khoan ngày càng tăng, việc trám lấp giếng khoan chưa được người dân thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình.

 

Đồng chí Xa Hồng Lung,  Phó phòng TN & MT huyện cho biết: Trên địa bàn thị trấn hiện có khoảng trên 30 giếng khoan, tập trung ở các xóm tiểu khu Liên Phương, Thạch Lý và xóm Mu. Đáng bàn là tình trạng khoan giếng diễn ra tự phát trong dân, không có quy hoạch và rất khó quản lý, ngăn chặn tư nhân khoan giếng trái phép. Hơn nữa thực trạng này xuất phát từ bức xúc về nước sinh hoạt của nhân dân. Thường thì quá trình khoan dò tốn nhiều công sức, chưa tính về độ sâu dễ đến 30 - 40m, thợ khoan giếng thậm chí phải khoan 5 - 7 mũi mới tìm ra nguồn nước ngầm. Có giếng khoan xong nhưng chỉ một thời gian ngắn phải bỏ, không sử dụng được do nước có váng hoặc có mùi. Lo ngại nhất là sau khi khoan không hiệu quả, hộ dân không trám lấp hoặc xây bít lại hố, giếng nên dễ dàng để các chất thải từ trên bề mặt trôi, tràn xuống nguồn nước ngầm qua lỗ khoan.

 

Cách đây vài tháng, gia đình ông Nguyễn Năng Hai, 55 tuổi ở xóm Mu thuê thợ về thăm dò, khoan giếng tìm nguồn nước sử dụng sau khi chuyển về nhà mới. Có vị trí khu đất bằng phẳng nhưng ông cũng phải khoan đến mũi khoan thứ 3, độ sâu hơn 20 m mới có nước. Toàn bộ chi phí thuê thợ, máy móc lên đến 16 triệu đồng nhưng nước bơm lên từ nguồn giếng khoan, gia đình ông cũng chỉ dùng được để giặt giũ, tưới rau. Theo ông Hai, nước tuy trong nhưng ngửi thấy mùi đất, gỉ sắt rất nặng, vị tanh nên không dám dùng làm nước ăn, uống.

 

Cũng ở xóm Mu, hộ ông Hà Anh Xứng sử dụng giếng khoan từ năm 2010. Cách đây không lâu, ông Xứng quan sát thấy nước hút lên từ giếng có hiện tượng váng màu vàng nên lo ngại, mua thêm thiết bị lọc nước để tiếp tục sử dụng. Cùng thời điểm đó, từ phản ánh của các hộ, phòng TN & MT huyện đã đề nghị Sở TN & MT về địa bàn thử mẫu asen (thạch tín) cho thấy mức độ nhiễm asen ở 10 giếng khoan dao động từ 0,002 - 0,005. Theo ông Phó phòng TN & MT huyện, với mức độ nhiễm asen này, nếu lọc tốt, bà con có thể sử dụng được, về cảm quan, nước có màu trắng hoặc hơi chuyển màu vàng. Tuy nhiên, nếu nước nổi váng đỏ, người dân tuyệt đối không được dùng bởi có thể đã ở mức độ nhiễm độc nặng, nguy cơ gây ung thư cao. 

 

Theo các hộ dân ở thị trấn Đà Bắc, khi và chỉ khi Nhà nước quan tâm, đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt, tình trạng khoan giếng gây nguy cơ ô nhiễm tài nguyên nước, đặc biệt nguồn nước ngầm quý giá dưới lòng đất mới chấm dứt. Hiện nay, phương án đang được huyện tính đến để đảm bảo nước sinh hoạt lâu dài là đưa nước từ hồ sông Đà qua hệ thống bể xử lý dẫn nước về các hộ của thị trấn và một số xã lân cận. Về tình trạng trám lấp giếng khoan chưa được hộ dân quan tâm, chú trọng. Cơ quan chuyên môn khuyến cáo: để không bị tràn chất thải gây ô nhiễm nguồn nước ngầm phía sâu lòng đất, hộ dân phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trám lấp, cụ thể phải trám lấp bằng sét Bentonite và trám lấp bằng bê tông, đặc biệt là đối với các lô khoan không hiệu quả sau thăm dò, giếng khoan không còn sử dụng, người dân cần thực hiện các bước kỹ thuật trám lấp cách ly.

 

 

                                                                        Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Hiện trường vụ cháy chỉ còn lại khung nhà sàn cháy nham nhở.
40 học viên đến từ các huyện, thành phố tham gia lớp tập huấn quản lý, vận hành và bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Dự án đường Chi Lăng kéo dài (TP Hòa Bình) hiện còn 2 hộ dân chưa nhận tiền đền bù GPMB gây khó khăn cho nhà thầu thi công .
Không có hình ảnh

Sử dụng phân bón qua lá - giải pháp mới nâng cao chất lượng cho cây chè

(HBĐT) - Bằng cách cung cấp phân bón qua lá, hiệu quả sử dụng phân bón có thể tăng 8 - 20 lần so với bón phân qua gốc, ngoài ra, phun phân bón qua lá còn là biện pháp trợ giúp cây trồng chống lại sự thay đổi và điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.

Tập huấn triển khai văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Ngày 22/10, Sở TN&MT tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường và triển khai các văn bản có liên quan cho 100 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các sở, ngành, địa phương và các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phụ nữ Kim Bôi đẩy mạnh thực hiện mô hình “5 không, 3 sạch”

(HBĐT) - Những ngày đầu tháng 10, chúng tôi có dịp đến xóm Rường, xã Trung Bì (Kim Bôi). Khác hẳn sự tưởng tượng của chúng tôi về một làng quê đang ngày gặt, rơm rạ trải ra khắp nơi..., đường làng, ngõ xóm nơi đây vẫn phong quang, sạch đẹp. Đó là ấn tượng đầu tiên về một xóm điểm thực hiện mô hình “5 không, 3 sạch” của huyện.

Nhìn lại kết quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong KCN của tỉnh trong 5 năm qua

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 8 Khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào quy hoạch các KCN Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Trong số này có 2 KCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập là KCN Lương Sơn và KCN bờ trái sông Đà, 4 KCN đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư là Lương Sơn, bờ trái sông Đà, Yên Quang và Lạc Thịnh.

Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc

(HBĐT) - Chị Hà Thị Tuất, Chủ tịch Hội PN huyện Mai Châu cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ trong toàn huyện đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình đạt 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” nhằm mục tiêu tiến tới không có phụ nữ nghèo và hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ.

Công tác phòng cháy - chữa cháy tại chợ, các trung tâm thương mại, siêu thị và đơn vị kinh doanh xăng dầu: Phòng ngừa là chính!

(HBĐT) - Nguyên nhân nhiều vụ hỏa hoạn xảy ra trong cả nước thời gian qua, nhất là tại các trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh xăng dầu... gây thiệt hại nặng nề phần lớn là do ý thức chủ quan của các cơ quan, doanh nghiệp và người dân trong việc phòng cháy - chữa cháy còn hạn chế. Để tăng cường công tác phòng cháy - chữa cháy trong các lĩnh vực kinh doanh trên, phòng Cảnh sát PCCC & CNCH (Công an tỉnh) đã đẩy mạnh hướng dẫn, kiểm tra an toàn phòng cháy - chữa cháy, trên cơ sở đó kiến nghị và đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ cháy có thể xảy ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục