(HBĐT) - Dự án “Trồng rừng ngập mặn - Giảm thiểu rủi ro thảm họa” (TRNM - GTRRTH) là dự án phối hợp giữa Hội CTĐ Việt Nam, Hội CTĐ Nhật Bản và Hiệp Hội CTĐ - Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế triển khai từ đầu tháng 4/2011 tại 10 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình và Vĩnh Phúc.
Tại tỉnh ta, Ban điều hành dự án (BĐHDA) Hội CTĐ tỉnh đã lựa chọn 5 xã: Mãn Đức, Thanh Hối, Tử Nê, Ngọc Mỹ, Đông Lai của huyện Tân Lạc để triển khai thực hiện các hoạt động của dự án với các nội dung như: đào tạo và định hướng về quản lý, trồng và bảo vệ rừng (theo kỹ thuật của Sở NN&PTNT) tại 3 xã Đông Lai, Thanh Hối, Mãn Đức. Các nhóm quản lý rừng được giúp đỡ để phát triển các kế hoạch quản lý rừng với các thành viên của xã; tập huấn về kỹ thuật, chăm sóc và bảo vệ rừng; hỗ trợ kỹ thuật hàng năm để thực hiện kế hoạch, tiến hành các hoạt động truyền thông về thảm họa địa phương và rủi ro biến đổi khí hậu.
Trong 3 năm qua, BĐHDA đã tổ chức 8 cuộc diễn tập phòng cháy - chữa cháy, phòng - chống mưa, bão và khắc phục thiên tai, di dời dân trong bão lụt và giúp đỡ người dân chằng chống nhà cửa, cứu hộ, cứu nạn và di dời dân trong vùng ngập lụt... Nhận thức được tầm quan trọng của các cuộc diễn tập đã thu hút được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương và nhân dân trên địa bàn các xã với số người tham gia các cuộc diễn tập lên đến 1.600 người. Thông qua các cuộc diễn tập nhằm mục đích nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, nhân dân sẵn sàng ứng phó ảnh hưởng của thiên tai, thảm họa; phát huy vai trò của cán bộ, hội viên và tình nguyện viên CTĐ trong cộng đồng về phòng ngừa ứng phó thảm họa.
Để nâng cao khả năng của cộng đồng trong chuẩn bị và ứng phó một cách hiệu quả với thiên tai thảm họa BĐHDA đã tổ chức khảo sát hệ thống cảnh báo sớm tại các xã được lựa chọn và nâng cấp, cải tạo hệ thống cảnh báo sớm tại địa phương tham gia dự án như: loa cầm tay, áo mưa, áo phao, đèn pin... Đồng thời, BĐHDA xây dựng 3 công trình nước tự chảy tại các xã Mãn Đức, Thanh Hối, Tử Nê và đầu tư nâng cấp đường giao thông của các xóm tại 2 xã Đông Lai và Ngọc Mỹ. Việc hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình nước tự chảy của dự án sẽ giúp cho 70 hộ dân (320 nhân khẩu) tại xóm Định, xã Mãn Đức, 85 hộ dân với 382 nhân khẩu của xóm Tam và xóm Bào, xã Thanh Hối, 45 hộ dân với 189 nhân khẩu của xóm Bin, Các, xã Tử Nê có điều kiện sử dụng nước sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư. Với xóm Chếch, xã Đông Lai và xóm Cút, xã Ngọc Mỹ được hỗ trợ kinh phí để làm đường, cống thoát nước đã góp phần giảm bớt những khó khăn cho các hộ dân.
Hương Dung
(Hội CTĐ tỉnh)
(HBĐT) - Tại Công văn số 1121 ngày 7/11/2013 về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc nhân nuôi, mua bán ốc bươu vàng (OBV), Sở NN&PTNT cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh, tuy hoạt động thu gom, mua bán OBV với số lượng lớn chưa diễn ra như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, nhưng tình trạng buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ vẫn khá phổ biến. Ngoài ra, ở một số địa phương đã có tình trạng OBV gây hại cho diện tích các loại cây trồng.
Người dân và chính quyền địa phương các tỉnh miền trung đang khẩn trương chuẩn bị chằng chống nhà cửa, tích trữ lương thực thực phẩm và các đồ dùng cần thiết để đối phó với bão.
Sự di chuyển của bão Haiyan có thay đổi nên mức độ ảnh hưởng đến nước ta cũng được nhận định là không như dự báo ban đầu: phạm vi ảnh hưởng mở rộng lên phía bắc, nhưng sức gió và khả năng hủy diệt trên bờ thì yếu đi.
Đêm 8-11, siêu bão Haiyan đã đi vào biển Đông, với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão lên tới cấp 14, 15, giật cấp 16, 17.
Các chuyên gia khí tượng thủy văn nước ngoài đã nhận định Haiyan là “một trong những cơn bão mạnh nhất trong năm, và có sức tàn phá khủng khiếp như sóng thần”.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư, hồi 13 giờ trưa nay, 8-11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,4 độ vĩ Bắc; 122,6 độ kinh Đông, trên khu vực miền trung Philippines.