Đại diện Công ty TNHH Thương mại quốc tế Hải Phòng giới thiệu những đặc tính quan trọng của sản phẩm phân bón đạm xanh (Urê + Neb 26).
(HBĐT) - Ngày 4/12, tại xã Phong Phú (Tân Lạc), Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức hội thảo lan rộng ứng dụng phân đạm xanh (Urê + Neb-26) trên cây mía và một số cây trồng khác. Trước đó, Trung tâm đã phối hợp với Công ty TNHH Thương mại quốc tế Hải Phòng thực hiện mô hình ứng dụng phân bón đạm xanh (Urê + Neb-26) trên một số cây trồng tại địa bàn các xã Phong Phú Tân Lạc), thị trấn Cao Phong (Cao Phong), Nông trường Sông Bôi Lạc Thuỷ).
Thực hiện mô hình trên, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đã tiến hành thử nghiệm sản phẩm phân bón đạm xanh (Urê + Neb-26) trên 5 loại cây trồng là mía, cam, chè, su su, lúa, ngô. Kết quả cho thấy, khi sử dụng loại phân bón này, mô hình giảm đuợc 50% lượng đạm, chi phí thuốc BVTV, công chăm sóc, giảm ô nhiễm môi trường, tăng phẩm chất nông sản, tăng lượng vi sinh vật cải tạo đất, kích thích bộ rễ phát triển mạnh giúp cây trồng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, tăng thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích, từng bước làm thay đổi nhận thức của nông dân về sử dụng các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ để hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Đánh giá cao những ưu điểm nổi bật của sản phẩm này, Sở NN&PTNT đã khuyến khích mở rộng diện sử dụng phân đạm xanh (Urê + Neb-26) trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Được biết, phân bón đạm xanh (Urê + Neb-26) là loại phân bón được trộn giữa đạm và siêu phân bón Neb-26 của Mỹ đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới, có trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam ban hành theo Thông tư số 29/2011/TT-BNN&PTNT của Bộ NN&PTNT. Đây là loại phân bón qua rễ, dễ sử dụng, chi phí thấp, có tác dụng tăng cường và điều hoà dinh dưỡng cho cây trồng, từ đó giúp nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản. Sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại quốc tế Hải Phòng phân phối độc quyền tại Việt
Thu Trang
(HBĐT) - Theo Sở TN-MT, thông qua công tác kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải từ đầu năm 2013 đến nay đã xác định tỷ lệ các cơ sở sản xuất – kinh doanh trên địa bàn tỉnh đạt quy chuẩn môi trường chiếm 87%. Hiện trên địa bàn tỉnh có 18 cơ sở sản xuất - kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng, năm 2013, toàn tỉnh trồng rừng được 8.860 ha, vượt 26,5% kế hoạch, trong đó, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 2.300 ha, rừng sản xuất 6.560 ha. Thực hiện bảo vệ rừng 77.250 ha, khoanh nuôi rừng 19.400 ha, chăm sóc rừng trồng 23.150 lượt ha. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.773 tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với 9.778 người tham gia, hoạt động của các tổ, đội được duy trì thường xuyên góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang khẩn trương triển khai những biện pháp cấp bách phòng cháy - chữa cháy rừng trong mùa khô 2013-2014. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố có 8.841,3 ha. Trong đó có 5.540 ha đất có rừng gồm: rừng tự nhiên 1.425 ha, 4.129,4 ha rừng trồng, còn lại là đất không có rừng. Đối với diện tích rừng trồng, chủ yếu là keo, bạch đàn, là loại rừng rất dễ cháy do cành khô và lá rụng nhiều, lớp thực dưới tán rừng gồm lau lách, cỏ tranh vào mùa hanh khô dễ bắt lửa. Ngoài ra, đất không có rừng nhiều nguy cơ gây cháy lan sang các khu rừng lân cận bởi trên diện tích này có nhiều lau lách, cỏ tranh, chít.
(HBĐT) - Ngày 28/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị bình tuyển, công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh tại huyện Tân Lạc. Tham dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, lãnh đạo UBND huyện Tân Lạc và các thành viên Hội đồng bình tuyển, công nhận cây đầu dòng giống bưởi đỏ, bưởi da xanh tại huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Huyện Tân Lạc vừa triển khai kế hoạch “hỗ trợ và bảo vệ đất lúa” từ vụ đông xuân 2013 - 2014. Theo kết quả thống kê, rà soát toàn huyện có trên 1.000 ha đất lúa kém hiệu quả sẽ được chuyển đổi trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn, việc thực hiện bắt đầu từ tháng 12/2013.
(HBĐT) - Hiện nay, có một lực lượng khá đông những người buôn bán hàng rong (chủ yếu buôn thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả…) đi khắp các ngõ ngách, hộ gia đình để chào mời.