Các siêu thị tại thị trấn Lucban,  tỉnh Quezon,  Philippin đều chuẩn bị sẵn túi thân thiện với môi trường để phục vụ khách hàng.

Các siêu thị tại thị trấn Lucban, tỉnh Quezon, Philippin đều chuẩn bị sẵn túi thân thiện với môi trường để phục vụ khách hàng.

(HBĐT) - Đường phố sạch sẽ là ấn tượng đầu tiên của đoàn 28 cán bộ tỉnh khi đặt chân đến thị trấn Lucban, tỉnh Quezon, Philippin. Đường ở đây không rộng, nhà cửa san sát và có trường Đại học tổng hợp Nam Luzon nằm ở trung tâm với hơn 16.000 sinh viên. Từ các trục đường chính đến các ngõ nhỏ mặc dù không có thùng đựng rác công cộng nhưng tuyệt nhiên không nhìn thấy rác. Tại các cơ quan, trường học, công sở và ngay tại các gia đình đều có 3 loại thùng đựng rác gồm: nilon, giấy, rác dễ phân huỷ.

 

Ngài Celso, Thị trưởng Lucban cho biết: Thị trấn Lucban rộng 154,15 km2, dân số 50.000 người chia thành 37 khu, trong đó, 10 khu vực nội thị và 22 khu vực nông thôn. Đây là một thị trấn có thu nhập chính từ dịch vụ, du lịch, nông nghiệp với mức thu nhập bình quân đầu người 700.000 peso, tương đương khoảng 35 triệu đồng/năm. Trước đây, người dân thị trấn cũng dùng túi nilon và vứt rác bừa bãi. Trên đường, dưới suối, địa điểm công cộng đâu cũng thấy vỏ hộp, giấy kẹo...  Để bảo vệ môi trường, từ năm 2008, thị trấn đã áp dụng nhiều biện pháp từ tuyên truyền đến thực thi các quy định ngặt nghèo. Trước hết là tổ chức chiến dịch truyền thông để người dân hiểu rõ những tác động của con người đến môi trường, nguy cơ biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Cùng với đó, quảng bá, vận động người dân sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường như túi giấy dễ phân hủy thay cho việc sử dụng túi nilon khi mua bán hàng hóa và phân loại rác ngay tại nguồn. Thị trấn đã đưa ra khẩu hiệu “thị trấn không nilon”. Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường. Cụ thể, năm 2008, khi bắt đầu chiến dịch, thị trấn đã thành lập đội cảnh sát bảo vệ môi trường gồm 10 người chuyên đi giám sát, kiểm tra người dân thực hiện quy định không vứt rác bừa bãi. Nếu bắt được người nào vứt rác ra đường, lần đầu sẽ bị phạt 500 peso, tương đương khoảng 250.000 đồng; nếu bắt được lần hai sẽ bị phạt 1.000 peso và lần ba sẽ bị bắt giam cộng nộp phạt. Chỉ khi xe chở rác đến thu gom, người dân mới được mang rác ra đổ, không được tập kết ra đường. Xe chở rác cũng chia thành 3 ngăn cho 3 loại rác khác nhau.

 

Khi tiếp xúc với người dân, chúng tôi thấy ý thức bảo vệ môi trường đã thấm sâu và đi vào cuộc sống. Chị Marina sống ở khu Calmar cho biết: 6 năm về trước, trung bình mỗi ngày khi đi chợ, chị phải sử dụng ít nhất 4 -5 túi nilon cho việc mua cân thịt, con cá đến nải chuối, gói muối... Mỗi thứ một túi nilon, dùng xong rồi vứt luôn. Bây giờ, ngày nào đi chợ, chị cũng mang theo một túi xách thân thiện môi trường. Thực phẩm mua cho thẳng vào túi, khi về chịu khó giặt rồi phơi cho lần dùng sau. Người bán hàng ở chợ cũng dùng các túi giấy hoặc lá chuối hay tận dụng sách, báo cũ để bao gói hàng hóa từ quần áo, hoa quả đến cá... Chị cũng chuẩn bị 3 xô đựng rác tại nhà để phân loại. Các con chị được hướng dẫn từ nhỏ nên luôn để rác đúng chỗ. Trên đường đi học về nếu có ăn kẹo cũng mang vỏ về tận nhà rồi cho vào ngăn để rác nilon. Chị Marina cũng là người được trường ĐH tổng hợp Nam Luzon phân công thu dọn vệ sinh cho khu nhà ở của đoàn cán bộ tỉnh. Không có xô, chị đã chuẩn bị cho chúng tôi 3 túi nilon để 3 loại rác. Khi đổ rác xong, chị rửa túi và tiếp tục sử dụng. Theo chị, điều quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường là thay đổi nhận thức, coi đó là hành động bảo vệ chính cuộc sống của bản thân, cộng đồng.

 

Tại Lucena, trung tâm tỉnh Quezon, các chợ, trung tâm thương mại, việc mua bán hàng hóa cũng không sử dụng túi nilon. Chị Florena, quản lý tại SM Lucenna (trung tâm thương mại) cho biết: Chị nhớ từng lời phát biểu đẫm đầy nước mắt, cảm xúc của đại diện đất nước, ông Yeb Sano tại hội nghị Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu ở Ba Lan. Các cơn bão như Haiyan và tác động của nó là lời cảnh tỉnh về biến đổi khí hậu. Tất cả thế giới hãy cùng hành động và bắt đầu từ những việc nhỏ đến việc lớn để chống lại sự bạo tàn của nó. Chúng tôi đã bắt đầu từ việc phân loại rác, không dùng túi nilon, trồng thêm cây cối và mong những người khác hãy hành động ngay vì môi trường.

 

Theo ước tính của các nhà khoa học, trung bình mỗi túi nilon cần 500 năm để phân hủy hoàn toàn. Số lượng túi nilon trung bình sử dụng của một người có thể tồn tại đến 4.175 triệu năm. Không thể phủ nhận tiện ích của túi nilon nhưng khi sử dụng lượng nhiều sẽ gây ra những tác hại lớn đối với môi trường, sức khoẻ con người.

 

Từ ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân thị trấn Lucban, tỉnh Quezon, những người nước ngoài, trong đó có các thành viên trong đoàn cán bộ tỉnh ta phải suy ngẫm.

 

 

 

                                                                   Cẩm Lệ

                                               (PV Báo Hòa Bình từ Philippin)

 

 

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị công bố quy hoạch của Sở NN&PTNT.
Tự đo đạc theo mốc giới, ông Trần Văn Hạ (người đứng giữa) cho rằng, gia đình ông còn lại 225,3m2 đất đề nghị huyện cấp GCNQSDĐ.
Quang cảnh hội thảo.
Cán bộ văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Yên Thủy rà soát hồ sơ cấp GCNQSDĐ.

Lạc Sơn chủ động các biện pháp phòng cháy- chữa cháy rừng

(HBĐT) - Với tổng diện tích rừng và diện tích đất lâm nghiệp gần 40.000 ha ở 28 xã, 1 thị trấn, những năm gần đây, công tác đảm bảo an ninh rừng ở huyện Lạc Sơn chuyển biến tích cực. Từ đầu năm đến nay, địa bàn huyện không để xảy ra cháy rừng. Tuy nhiên, không chủ quan với nguy cơ xảy cháy mùa hanh khô 2013 – 2014, huyện đã sớm xây dựng kế hoạch và triển khai phương án phòng cháy - chữa cháy rừng (PCCCR).

67,54% số xã đạt tiêu chí điện nông thôn

(HBĐT) - Năm 2013, ngành Công thương đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương trong tỉnh chỉ đạo đầu tư, xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện tại các xóm, bản chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo tiêu chí 4 trong Bộ tiêu chí quốc gia về NTM.

Cần giải quyết dứt điểm vụ tranh chấp đất giữa gia đình ông Dương Minh Đức và Công ty TNHH MTV Cao Phong

(HBĐT) - “Bởi cái tiếng là lấn chiếm đất của tập thể (Công ty TNHH một thành viên Cao Phong), 5 năm qua gia đình tôi không được bình bầu là gia đình văn hóa. Con gái, con dâu đi làm ở cơ quan cũng bị đồng nghiệp lời ra, tiếng vào. Cực chẳng đã, tôi đã 6 lần ôm đơn đến trụ sở tiếp dân của tỉnh để được cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết, phân định rõ đúng, sai. Nhưng không hiểu vì lý do gì, đã 5 năm trôi qua vẫn không được cấp nào, ngành nào giải quyết một cách thỏa đáng” - Đó là những lời tỏ bày của ông Dương Minh Đức, trú tại khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Cụm thi đua số 3 Bộ TN và MT tổng kết năm 2013

(HBĐT) - Ngày 20/12, tại Sở TN-MT, Cụm thi đua số 3 gồm Sở TN-MT 6 tỉnh khu vực Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) đã tổ chức tổng kết công tác thi đua-khen thưởng (TĐ-KT) năm 2013, triển khai công tác TĐ-KT năm 2014. Dự hội nghị có lãnh đạo Vụ TĐ-KT (Bộ TN-MT), đại diện lãnh đạo Sở và cán bộ làm công tác TĐ-KT của các Sở TN-MT trong cụm thi đua, trưởng các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Sở TN-MT tỉnh.

Yên Thủy: Thêm 96 hộ nghèo, chính sách có nhà tiêu hợp vệ sinh

(HBĐT) - Ngày 18/12, Trung tâm YTDP tỉnh phối hợp với Trung tâm YTDP huyện Yên Thủy tổ chức nghiệm thu công trình nhà tiêu được hỗ trợ xây dựng tại 3 xã vùng dự án gồm Phú Lai, Lạc Sỹ, Lạc Hưng.

Đánh giá kết quả mô hình Phục hồi rừng luồng thoái hóa

(HBĐT) - Ngày 18/12, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Hiền Lương (Đà Bắc) tổng kết dự án mô hình “phục hồi rừng luồng thoái hóa” tại xóm Dưng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục