Nông dân  xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) theo dõi các  triệu chứng của bệnh héo rũ Panama gây hại trên cây chuối, từ đó triển khai hiệu quả các biện pháp phòng trừ. Ảnh: P.V

Nông dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) theo dõi các triệu chứng của bệnh héo rũ Panama gây hại trên cây chuối, từ đó triển khai hiệu quả các biện pháp phòng trừ. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Hiện nay, một số vùng trồng chuối của tỉnh đã xuất hiện bệnh héo rũ panama (còn gọi là bệnh héo vàng panama) gây hại, có nơi bệnh hại nặng phải tiêu huỷ cả vườn chuối. Đây là đối tượng nguy hiểm có nguy cơ lây lan cao, gây chết từng bụi chuối hoặc toàn bộ vườn chuối nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Trước diễn biến trên, Chi cục BVTV đã có Công văn số 06 ngày 8/1/2014 về việc phòng - chống bệnh héo rũ panama hại chuối.

 

Về triệu chứng, tác hại của bệnh héo rũ panama, Chi cục BVTV cho biết: Triệu chứng đầu tiên là các vết sọc màu vàng tối ở cuống lá già, lá chuyển màu vàng từ lá già đến lá non trong vòng 2-3 tuần. Những lá ra sau thường biến dạng ở phiến lá. Cây bị bệnh có hiện tượng vàng từ lá già sau lan dần trên các lá non. Triệu chứng vàng phát triển từ bìa lá và lan vào hướng gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân già, đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên các lá già bị héo khô quanh thân giả, chỉ còn một số lá non, các lá non này có màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa. Cây bệnh chết nhưng thân không gãy đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc, các chồi con vẫn phát triển xung quan nhưng sau cũng bị héo rụi.

 

Những năm gần đây, diện tích trồng chuối của tỉnh dao động từ 1.200 - 1.400 ha và đang có xu hướng tăng cả về diện tích và quy mô sản xuất. Hiệu quả kinh tế từ trồng chuối của người nông dân được cải thiện đáng kể. Tại một số địa phương, bà con nông dân đã chú trọng đầu tư thâm canh, đưa những giống chuối mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, bước đầu hình thành vùng sản xuất tập trung tại các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn...

 

Qua kiểm tra thực tế, Chi cục BVTV đã phát hiện tại một số vùng trồng chuối của huyện Lạc Sơn và Lạc Thủy đã xuất hiện bệnh héo rũ Panama gây hại trên cây chuối. Trước diễn biến này, các địa phương cần chủ động triển khai các biện pháp quản lý bệnh. Khi phát hiện có cây bệnh trong vườn chuối nên đào bỏ các gốc bệnh và rải vôi khử trùng đất; sau đó phun phòng cho các cây khác bằng các loại thuốc như Bendazol 50WP, Plant 50WP, Viben 50BHN, Fudazole 50WP, Score, Anvil... kết hợp với việc tưới nấm đối kháng trichoderma. Trường hợp vườn bị bệnh nặng không thể phục hồi cần tiêu hủy toàn bộ và luân canh với cây trồng khác 2-3 năm trước khi trồng lại chuối. Đặc biệt, để hạn chế sự xâm nhiễm của bệnh qua vết thương cơ giới, trong quá trình chăm sóc cần hạn chế làm đứt rễ chuối, thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện và xử lý sâu đục thân củ chuối và tuyến trùng hại chuối. Trong quá trình chăm sóc cần sử dụng phân chuồng đã hoai mục, bón đầy đủ, cân đối NPK trong bón lót, bón thúc, bón vôi bột khử trùng trước khi trồng, bổ sung vôi bột trong quá trình canh tác để cải thiện pH đất.

 

 

                                                                Thu Trang (TH)

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đại diện lãnh đạo Sở TT&TT trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc.
Thực hành phương án diễn tập phương án chữa cháy tại chợ Phương Lâm.
Xã Trung Bì (Kim Bôi) quản lý và sử dụng có hiệu quả công trình cấp nước sinh hoạt do Nhà nước đầu tư.

TP Hoà Bình, huyện Đà Bắc trồng rừng vượt kế hoạch

(HBĐT) - Năm 2013, toàn thành phố Hoà Bình đã thực hiện trồng rừng sau khai thác được 182 ha, vượt 42 ha, bằng 130% so với kế hoạch. Thực hiện Dự án phát triển lâm nghiệp (dự án KFW7), thành phố đã trồng rừng bổ sung vào diện tích khoanh nuôi tái sinh tại xã Yên Mông được 208 ha, đạt 100% kế hoạch. Bên cạnh đó, các cơ sở đã khai thác 180 ha rừng sản xuất, ước tính sản lượng gỗ khai thác đạt 8.100m3 .

Chia sẻ kết quả khảo sát tình hình quản lý và sử dụng đất tại 2 huyện Lạc Thủy, Tân Lạc

(HBĐT) - Ngày 13/1, Hội ND tỉnh đã tổ chức hội thảo Chia sẻ kết quả khảo sát tình hình quản lý và sử dụng đất tại 2 huyện Lạc Thủy, Tân Lạc. Dự hội thảo có đại diện Đoàn ĐBQH, Ủy ban MTTQ tỉnh và một số sở, ngành; đại diện UBND huyện, Hội ND, xã, xóm trên địa bàn triển khai Dự án “Thúc đẩy thực hiện tham gia và đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất trong 3 năm 2013 - 2015”.

Đánh giá hiệu quả dự án khuyến nông “Chăn nuôi gà ta” tại xã Pà Cò

(HBĐT) - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND xã Pà Cò ( Mai Châu) tổ chức đánh giá hiệu quả mô hình “chăn nuôi gà ta” năm 2013.

Huyện Kỳ Sơn hỗ trợ nông dân 510 triệu đồng phòng - chống dịch bệnh vật nuôi, cây trồng

(HBĐT) - Năm 2013, công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được huyện Kỳ Sơn thực hiện có hiệu quả. Đã tổ chức tiêm phòng cho 40.247 con gia súc và 340.000 liều vắc xin cho gia cầm, phun khử trùng tiêu độc 920.000 m2 chuồng trại, làm tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát sát sinh gia súc, gia cầm. Từ nguồn ngân sách dự phòng đã hỗ trợ cho công tác dập dịch cho đàn gia súc, gia cầm số tiền 321,6 triệu đồng.

Huyện Cao Phong khống chế thành công ổ dịch xoắn khuẩn lep - to ở lợn

(HBĐT) - Trên địa bàn xã Bắc Phong (Cao Phong) vừa phát hiện ổ dịch xoắn khuẩn lep - to ở lợn. Đây là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, đặc biệt bệnh thường mắc cả đàn ở lợn, có thể lây sang trâu, bò, chó, mèo và người khi tiếp xúc qua da bị xây xáy, niêm mạc mắt, mũi miệng.

Tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2013

(HBĐT) - Ngày 9/1, Sở NN&PTNT tổ chức tổng kết công tác trồng trọt và bảo vệ thực vật năm 2013, triển khai kế hoạch thực hiện năm 2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục