Từ Chương trình 167 và được dòng họ, cộng đồng giúp đỡ, đến nay, hộ nghèo ở xã Độc Lập (Kỳ Sơn) đã cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát.
(HBĐT) - Ngày 12/12/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Theo đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập BCĐ tỉnh về thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở do Sở Xây dựng là cơ quan thường trực. BCĐ tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành tiếp nhận nguồn vốn của T.Ư, chuẩn bị nguồn vốn đối ứng của địa phương và nguồn hỗ trợ từ Quỹ “Vì người nghèo”, hướng dẫn các địa phương trong xây dựng nhà, quản lý nguồn vốn, kiểm soát danh sách các hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở... Ngoài ra, BCĐ tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các huyện, thành phố những chủ trương, chính sách về xây dựng nhà ở theo Quyết định 167. Tích cực tuyên truyền, vận động cộng đồng dân cư cùng chung tay, góp sức hỗ trợ hộ nghèo để an cư, lạc nghiệp.
Qua khảo sát, rà soát, tổng hợp, tháng 6/2009, đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở của tỉnh tại 11 huyện, thành phố đã được UBND tỉnh phê duyệt. Quá trình triển khai thực hiện tổng số vốn huy động được trên 433,2 tỉ đồng gồm: 162,2 tỉ đồng vốn ngân sách T.Ư, 135,9 tỉ đồng vốn vay Ngân hàng CSXH, 134,9 tỉ đồng vốn huy động khác. Giai đoạn 1 của đề án đã giải ngân được 424,1 tỉ đồng với 18.309 hộ đã hoàn thành xây dựng nhà ở, đạt kế hoạch đề ra. Theo đó, chương trình đã giải quyết tốt việc xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân ổn định chỗ ở để tập trung sản xuất phát triển kinh tế, vươn lên XĐ-GN bền vững.
Bên cạnh đó, quá trình triển khai Quyết định số 167 cũng bộc lộ một số hạn chế, cụ thể: theo danh sách ban đầu được phê duyệt, toàn tỉnh có 19.543 hộ được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, đến ngày 30/12/ 2013, số hộ được hỗ trợ đã giảm xuống còn 18.309 hộ gồm 17.799 hộ được hỗ trợ 8,4 triệu đồng/hộ và 510 hộ được hỗ trợ 7,2 triệu đồng/hộ.
Trong tổng số 1.243 hộ phải hoàn trả tiền hỗ trợ và không nhận tiền hỗ trợ có 443 hộ ở huyện Mai Châu, 148 hộ ở huyện Kim Bôi, 13 hộ ở huyện Đà Bắc, 299 hộ ở huyện Lương Sơn, 25 hộ ở huyện Kỳ Sơn, 264 hộ ở huyện Tân Lạc và huyện Yên Thủy có 42 hộ. Việc giảm 1.243 hộ so với số liệu khảo sát, báo cáo ban đầu của các huyện, thành phố ngoài nguyên nhân các hộ đã nhận tiền hỗ trợ từ các chương trình khác còn do một số địa phương triển khai thực hiện chưa hết trách nhiệm, thiếu công khai, dân chủ, minh bạch nên đã đưa cả những đối tượng không đủ điều kiện vào danh sách. Dẫn đến sau các đợt kiểm tra, rà soát danh sách hộ nghèo đủ điều kiện được hỗ trợ phải điều chỉnh nhiều lần. Con số đó cũng thể hiện việc phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương chưa đồng bộ, chặt chẽ dẫn đến số liệu thống kê, báo cáo thiếu thống nhất và còn chồng chéo. Trong khi việc huy động các nguồn lực còn nhiều khó khăn nhưng toàn tỉnh có 1.243 hộ phải trả lại hoặc không nhận tiền hỗ trợ với số tiền lên đến trên 9 tỷ đồng là vấn đề đáng suy nghĩ và cần rút kinh nghiệm nghiêm túc.
Trong tổng số 18.309 hộ nghèo đã hoàn thành nhà ở trên toàn tỉnh, 100% hộ cư trú tại vùng khó khăn theo Quyết định số 30 ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó 17.671 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 99,28%. Theo phong tục tập quán và địa hình đồi núi chia cắt giao thông đi lại khó khăn nên không ít hộ lựa chọn phương án xây dựng nhà sàn để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt. Theo đó, ở nhiều địa phương, nhất là các xã vùng sâu, xa người dân đã lợi dụng chương trình, lợi dụng việc chính quyền buông lỏng quản lý để khai thác lâm sản trái phép. Từ đó, gỗ và các loại lâm sản khác ở rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ đã bị xâm hại. Mặc dù chưa có số liệu thống kê về thiệt hại nhưng diễn biến thực tế cho thấy, các hộ đều khai thác cao hơn nhiều số lượng gỗ và lâm sản theo giấy phép, thậm chí ở nhiều nơi có hộ dân đã lợi dụng để khai thác, buôn bán lâm sản trái phép. Thực trạng đó cũng thể hiện rõ công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương và các ngành chức năng còn lỏng lẻo.
Theo kế hoạch, năm 2014-2015 là giai đoạn II thực hiện chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Để chương trình đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo và góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển, việc bình xét đối tượng được hỗ trợ phải đảm bảo công khai, minh bạch, chính xác. Có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất giữa các cấp, ngành, địa phương. Tăng cường thanh tra, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những vướng mắc và những vấn đề phát sinh trong tổ chức thực hiện. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân và huy động mọi nguồn lực của gia đình, dòng họ, cộng đồng trong thực hiện chương trình.
Đức Phượng
(HBĐT) - Theo Chi cục BVTV, hiện nay, rầy lứa 3 (chủ yếu là rầy lưng trắng) đang rộ. Rầy chủ yếu tuổi 3 - 4 gây hại diện hẹp nhưng mật độ khá cao, phổ biến 800-1.000 con/m2; cao 1.500 – 2.500 con/m2; cục bộ từng ruộng trên 3.000 con/m2 (Kỳ Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu, Cao Phong...).
(HBĐT) - Theo Trung tâm YTDP tỉnh, hiện nay, toàn tỉnh có tổng số 199.760 hộ dân, trong đó 198.851 hộ có công trình nhà tiêu, chiếm tỷ lệ 95,04%, vẫn còn 4,6% số hộ không xây dựng, sử dụng nhà tiêu.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 368 về việc phê duyệt đề án xây dựng cầu nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020.
(HBĐT) - Sở GT - VT đã xây dựng phương án tổ chức phân luồng giao thông trong mùa mưa lũ trên các tuyến đường trọng yếu như sau:
(HBĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Bộ GT-VT, Tổng Cục đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh về việc tăng cường kiểm tra, xử lý xe quá tải, xe cơi nới thùng xe trái quy định, lực lượng chức năng bao gồm Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội đã phối hợp ra quân đồng loạt tổ chức kiểm soát tại trọng xe trên QL 6 và đường Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2014, đến trung tuần tháng 4, toàn tỉnh chuẩn bị được hơn 7 triệu cây giống các loại, đạt 52% kế hoạch.