Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác di dân

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác di dân

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 2, tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo khẩn trương di dân tại một số địa bàn xung yếu trên địa bàn TP Móng Cái.

 

Tính đến 1 giờ sáng ngày 19-7, thành phố đã di dời được 2.091 hộ dân về nơi tránh trú bão tại các nhà kiên cố, đồn biên phòng, nhà văn hóa, trường học trên địa bàn. Trong đó, phường Trà Cổ 100 hộ; Bình Ngọc 450 hộ; Hải Tiến 241 hộ; Hải Hòa 180 hộ; Bắc Sơn 150 hộ; Hải Yên 211 hộ. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác di dân, đồng thời động viên người dân yên tâm tránh, trú bão.

Trước đó, vào tối 18-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã làm việc với tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng chống cơn bão số 2. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Trước giờ cơn bão đổ bộ vào đất liền, để giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống. Trong đó, tỉnh tăng cường tuyên truyền thông tin trước và trong thời điểm bão, bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc, giao thông trong bão đồng thời tuyên truyền rộng rãi thông tin về cơn bão để người dân có thể chủ động phòng tránh; vận động các hộ dân sống trong các khu nhà tạm, các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng do nước biển dâng và các khu vực có nguy cơ sạt lở di chuyển đến các địa điểm an toàn; tập trung thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn đối với người dân; tiếp tục gia cố các tuyến đê; sẵn sàng vật tư, lực lượng ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh, tính đến 18 giờ ngày 18-7, 229 tàu đánh bắt xa bờ và 8.471 tàu đánh bắt gần bờ, 464 tàu du lịch di chuyển về nơi tránh trú bão an toàn, 7.605 ô lồng bè nuôi trồng thuỷ sản được chằng chống và neo đậu chắc chắn.

Các địa phương đã tổ chức di dời sơ tán 1.618 hộ với trên 2.500 người ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở đất và lồng bè nuôi trồng thủy sản vào bờ. Gần 10 nghìn bao tải, 2.500m2 vải bạt đã được cấp cho các huyện Vân Đồn, Cô Tô, Hoành Bồ để phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão. Các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đã triển khai phương án bảo đảm an toàn cho các khu vực khai thác và bãi thải. Đồng thời, các phương án ứng cứu khi có sự cố xảy ra cũng đã chuẩn bị sẵn sàng.

 

                                                                Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Dự báo đường đi của cơn bão Rammasun - cơn bão số 2. (nchmf.gov.vn)
Lực lượng chức năng giúp người dân xóm Chanh Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) sơ tán tài sản đến khu tái định cư.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Chủ động phòng chống bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa vụ mùa

(HBĐT) - Chi cục Bảo vệ thực vật vừa có văn bản số 141/BVTV-KT gửi UBND các huyện, thành phố. Trong đó nhấn mạnh: Điều kiện thời tiết từ nay đến cuối tháng 9 rất thuận lợi cho bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn phát sinh và gây hại mạnh trên diện tích lúa vụ mùa 2014. Để bảo vệ sản xuất, đề nghị các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng - chống, giảm thiểu tác hại do bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa gây ra.

Phát triển nguồn lợi thủy sản trên hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Phát triển ngành thủy sản đã và đang đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Năm 2013, giá trị sản xuất thủy sản bình quân đạt trên 220 tỉ đồng/năm, gấp 5 lần so với năm 2005, chiếm 2,65% cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp. Sản lượng thủy sản đạt trên 5.000 tấn, diện tích nuôi thủy sản khoảng 2.300 ha và gần 1.300 lồng cá, chủ yếu trên hồ Hòa Bình.

Tìm kiếm các giống ngô lai mới để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay, phòng NN&PTNT phối hợp với Trạm BVTV huyện Lương Sơn tổ chức thực hiện mô hình khảo nghiệm một số giống ngô lai mới tại hai xã Hợp Hòa và Hợp Châu với tổng diện tích 4 ha, thu hút sự tham gia của 66 hộ sản xuất (SX). Mô hình được thực hiện từ tháng 2 đến cuối tháng 6 cho thu hoạch với những kết quả đáng ghi nhận.

Chiến lược tăng trưởng xanh - Xu hướng tất yếu để phát triển Kinh tế - xã hội bền vững

(HBĐT) - Chiến lược tăng trưởng xanh là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên; từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tại Việt Nam, chiến lược tăng trưởng xanh đã được xác định là chiến lược quốc gia, là xu hướng tất yếu để phát triển KT -XH bền vững.

Cơ bản xóa bỏ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường

(HBĐT) - Theo UBND huyện Kim Bôi, trên địa bàn đã cơ bản xóa bỏ các lò gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2013, UBND huyện đã ra Quyết định đình chỉ hoạt động đốt lò, nung gạch thủ công đối với 7 lò gạch thủ công, bao gồm 1 lò đơn cải tiến ở xóm Dứng - xã Kim Truy, 4 lò đơn ở các xã Kim Bình, Trung Bì và 2 lò đôi tại thôn Bôi Câu – xã Kim Bôi.

Lạc Thuỷ: Trồng rừng đạt 82,7% kế hoạch

(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lạc Thuỷ có kế hoạch trồng mới 860 ha rừng, bảo vệ 19.600 ha rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục