Cán bộ khuyến nông kiểm tra tình hình sâu bệnh hại trên diện tích lúa mùa trà sớm xã Hùng Tiến (Kim Bôi). Ảnh: P.V
(HBĐT) - Theo Chi cục BVTV, vụ mùa, hè - thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng khoảng 45.000 ha cây hàng năm (không kể cây cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày), trong đó, diện tích lúa khoảng 23.253 ha, khoảng 13.873 ha ngô, 408 ha đậu tương, 1.370 ha lạc, trên 3.000 ha rau đậu các loại. Đến nay, các loại cây đều được đảm bảo tốt thời vụ gieo trồng, cơ cấu giống.
Tuy nhiên đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh hại. Trên cây lúa, tập đoàn rầy hại rải rác từ giữa tháng 6 tới nay, hiện tại, rầy phổ biến tuổi 5 - trưởng thành, sâu cuốn lá nhỏ hại rải rác, trưởng thành sâu đục thân bướm hai chấm, bệnh rầy nâu, chuột, ốc bươu vàng... đã xuất hiện và hại diện hẹp. Trên cây trồng cạn, sâu xám, sâu khoang gây hại trên ngô giai đoạn cây con, bệnh thối nõn mía hại cục bộ từng ruộng, các đối tượng khác gây hại ở mức độ bình thường.
Trên cơ sở phân tích xu hướng thời tiết, cơ cấu giống, thời vụ gieo trồng, tình hình dịch hại chủ yếu và quy luật phát sinh gây hại của chúng trong tự nhiên, Chi cục BVTV dự báo trong thời gian tới, các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng sẽ diễn biến phức tạp, mức độ gây hại có thể mạnh hơn so với vụ mùa, hè - thu năm 2013. Cụ thể, trên diện tích lúa mùa có các đối tượng gây hại chính: sâu cuốn lá nhỏ trưởng thành lứa 6 vũ hóa rộ từ ngày 25/8 - 5/9, phân bố diện rộng trên các trà lúa; trưởng thành lứa 7 vũ hóa rộ từ trung tuần đến cuối tháng 9, sâu non hại diện hẹp trên trà lúa muộn, cực muộn và diện tích cấy ép sau xả lũ. Tập đoàn rầy có 3 lứa hại chính, trong đó, rầy cám lứa 5 rộ từ ngày 20/7 - 5/8, là lứa rầy truyền bệnh virus nguy hiểm nhất cho diện tích lúa mùa, hại phổ biến trên lúa mùa sớm và chính vụ; rầy cám lứa 6 rộ từ ngày 5/8 - 5/9, là lứa rầy gây hại mạnh nhất, phân bố rộng, hại tập trung các trà lúa giai đoạn ôm đòng - chắc xanh; rầy cám lứa 7 rộ từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10, gây hại cho diện tích lúa giai đoạn ngậm sữa - chắc xanh. Đối với các cây trồng cạn cần chú ý sự phát sinh gây hại của các đối tượng chính: sâu xám, sâu cắn lá nõn, sâu đục thân, sâu đục bắp, rệp cờ... trên cây ngô; bệnh lở cổ rễ, dòi đục thân, đục lá, bệnh sương mai, bệnh gỉ sắt... trên cây đậu tương; bệnh héo xanh, vàng lá, thối gốc, rệp... trên cây lạc; bệnh thối ngọn, sâu đục thân, rệp xơ trắng, bệnh than đen, thối đỏ... trên cây mía...
Để giảm thiểu mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với các loại cây trồng, Chi cục BVTV đề nghị các địa phương chú trọng BVTV, chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại; yêu cầu cán bộ trạm BVTV các huyện, thành phố tăng cường bám sát đồng ruộng, theo dõi sát diễn biến của các đối tượng dịch hại để có biện pháp xử lý kịp thời khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh cao. Đặc biệt, Chi cục BVTV đề nghị cần phát huy kết quả hoạt động của các Tổ dịch vụ BVTV, phân công và sử dụng hiệu quả đội ngũ này trong công tác dự tính, dự báo và chỉ đạo phòng trừ dịch hại tại cơ sở.
Thu Trang
(HBĐT) - Theo quy hoạch đã được phê duyệt, toàn tỉnh có 8.462 hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ thiên tai như: sạt lở bờ sông, bờ suối, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, ngập úng… Trong đó, số hộ nằm trong vùng thiên tai đã được bố trí sắp xếp, ổn định dân cư đến năm 2013 và bố trí theo kế hoạch năm 2014 là 1.316 hộ. Còn lại, có 7.146 hộ chưa được bố trí sắp xếp đến nơi an toàn. Cụ thể: Huyện Lạc Thủy có 2.447 hộ, Đà Bắc có 1.038 hộ, Yên Thủy 1.007 hộ, Lạc Sơn 875 hộ, Tân Lạc 700 hộ, Cao Phong 345 hộ, Kim Bôi 336 hộ, Mai Châu 190 hộ, Kỳ Sơn 99 hộ, thành phố Hòa Bình 68 hộ, Lương Sơn 41 hộ.
Năm 2013, Hòa Bình là một trong những tỉnh, thành hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo chỉ đạo của Chính phủ và Quốc hội, được Tổng cục Đất đai - Bộ TN&MT khen thưởng.
(HBĐT) - Năm 2014, huyện Lương Sơn có 81 công trình XDCB từ nguồn ngân sách tỉnh và huyện, trong đó có 31 công trình mới và 50 công trình chuyển tiếp với tổng mức đầu tư trên 755 tỉ đồng; vốn được giao đến năm 2014 trên 355 tỉ đồng.
(HBĐT) - Ngày 4/8, tại thành phố Hòa Bình, Bộ KH&ĐT đã tổ chức Hội thảo triển khai thực hiện Kế hoạch hành động (KHHĐ) quốc gia về tăng trưởng xanh (TTX) cho 10 tỉnh khu vực Tây Bắc, gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng. Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường - Bộ KH&ĐT chủ trì hội thảo.
(HBĐT) - Vào mùa mưa bão năm nay, huyện Tân Lạc tiếp tục chịu ảnh hưởng diễn biến thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất (SX) và đời sống người dân. Trên địa bàn xuất hiện điểm dân cư có nguy cơ sạt lở cao, một số công trình thủy lợi xảy ra sự cố..., Ban chỉ huy PCLB&TKCN cấp huyện, xã ngay sau kiện toàn đã xây dựng phương án, tập trung huy động lực lượng và quán triệt phương châm “4 tại chỗ” nhanh chóng khắc phục hậu quả, giảm nhẹ thiên tai.
(HBĐT) - Giai đoạn 2009-2014, trên địa bàn huyện Lạc Sơn, chương trình 135 đã đầu tư xây dựng 90 công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn với tổng kinh phí trên 53,7 tỷ đồng.