Một công trình dẫn nước sinh hoạt về cụm dân cư của dự án giảm nghèo đầu tư tại xã Bao La (Mai Châu) đáp ứng yêu cầu người dân.

Một công trình dẫn nước sinh hoạt về cụm dân cư của dự án giảm nghèo đầu tư tại xã Bao La (Mai Châu) đáp ứng yêu cầu người dân.

(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (VSMTNT) được triển khai trên địa bàn tỉnh ta trong nhiều năm qua đã đạt được hiệu quả nhất định. Qua đó tạo điều kiện cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người dân nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh, nhất là vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, thực tế có nhiều công trình khi đưa vào vận hành vẫn còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

 

Theo Sở NN&PTNT, trong những năm qua, tỉnh ta đã dành nhiều nguồn lực nhằm không ngừng mở rộng và tập trung phát triển mạng lưới cấp nước sạch nông thôn. Thông qua thực hiện chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT cũng như các dự án lồng ghép khác, tỉnh ta đã đầu tư trên 403 tỷ đồng vào lĩnh vực này.

 

Trong đó, đáng chú ý là các chương trình như: chương trình MTQG nước sạch VSMTNT, dự án phát triển kinh tế xã hội vùng hồ sông Đà, Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do…

 

Ngoài ra, các chương trình khác như chương trình 134, 135, 30a, dự án giảm nghèo và vốn đầu tư của NH CSXH cho vay hộ nghèo đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đã góp phần đáng kể vào tăng cường mạng lưới nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư. Các chương trình, dự án đã đầu tư trên 53.740 giếng đào, gần 2.200 giếng khoan, trên 3.802 lu, bể chứa nước mưa, vòi nước máy riêng đạt gần 25.950 chiếc và 311 công trình cấp nước tập trung.

 

Với những nguồn lực đã được đầu tư, tính đến giữa năm nay, tỷ lệ số dân nông thôn trên toàn địa bàn tỉnh ta được tiếp cận với nước hợp vệ sinh đạt 78%, tương đương với trên 557,6 nghìn người; số hộ dân có nhà hợp vệ sinh đạt 44,2%. Tại hệ thống các cơ sở giáo dục trên địa bàn, số trường học có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đối với khối mầm non đạt  đạt 58,9%; khối tiểu học đạt 43,6%; trung học cơ sở đạt 34,5%; trung học phổ thông đạt 62,2%. Ngoài ra, tỷ lệ trạm xã có nước và nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 61%. Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT triển khai đảm bảo về công tác môi trường, theo đó, nhờ được nguồn ngân sách của Nhà nước đầu tư, tỷ lệ chuồng trại hợp vệ sinh đã đạt 38%, số xã có dụng cụ và hố thu gom rác sinh hoạt đạt 14,3% và làng nghề có hệ thống xử lý chất thải đạt 84%.

 

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, đơn vị quản lý Nhà nước về lĩnh vực cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, trong quá trình thực hiện đầu tư, các công trình đều thực hiện đúng trình tự thủ tục đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đều đảm bảo. Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được, hạn chế hiện nay với không ít công trình trên địa bàn là thực trạng cán bộ quản lý, vận hành còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ sửa chữa hầu như không có. Mặt khác, ngoài số ít các công trình có đường ống dẫn nước về nhà dân có lắp đặt đồng hồ, có nhiều công trình cấp nước tập trung xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc”....

 

Những công trình đã được đầu tư xây dựng không sử dụng hiệu quả một mặt gây lãng phí tiền của, mặt khác còn ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là những vùng khó khăn. Thực trạng trên đang là một trong những vấn đề cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cấp xã cũng như trách nhiệm quản lý, vận hành, duy trì sửa chữa thường xuyên của mỗi cộng đồng dân cư. 

 

 

                                                                                     H.T

 

 

Các tin khác

Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và xã Nuông Dăm, Đoàn thanh niên tại lễ khánh thành công trình cầu dân sinh Nuông Hạ.
Thi công công trình cầu Nam Thượng.
Không có hình ảnh
Cán bộ Chi cục BVTV kiểm tra diện tích lúa mùa trà sớm bị nhiễm bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên địa bàn xã Cư Yên (Lương Sơn).

Lập 7 biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực PCCC

(HBĐT) - Tính từ đầu năm đến hết tháng 7, lực lượng Cảnh sát PCCC&CN, CH (Công an tỉnh) đã tiến hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với 254 lượt cơ sở, kiến nghị 875 thiếu sót không đảm bảo an toàn về PCCC, phòng nổ. Đó là các chuyên đề về: PCCC khu công nghiệp, cơ sở KCB Nhà nước; chợ, trung tâm thương mại; rừng; cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; khu dân cư và định kỳ kiểm tra an toàn PCCC tại các cơ sở có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ. Qua đó đã lập 7 biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực PCCC, ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền trên 12,8 triệu đồng.

Chủ động phòng ngừa lũ, lũ quét và sạt lở đất

(HBĐT) - Ngày 20/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về phòng chống lũ, lũ quét và sạt lở đất năm 2014. Dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Cao Đức Phát, các thành viên BCĐ PCLB T.Ư, BCH PCLB&TKCN, các cơ quan chức năng thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra. Tham dự tại điểm cầu của tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các sở ngành, đơn vị chức năng.

Hội thảo đóng góp xây dựng Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh của tỉnh

(HBĐT) - Ngày 20/8, Sở KH&ĐT đã chủ trì tổ chức Hội thảo đóng góp ban đầu cho Kế hoạch hành động (KHHĐ) về tăng trưởng xanh (TTX) giai đoạn 2014-2020 của tỉnh Hòa Bình. Tham dự có trên 50 đại biểu đến từ các cơ quan, tổ chức: Viện Quản lý kinh tế T.Ư – Bộ KH&ĐT, Tổ chức Bánh mì cho thế giới tại Việt Nam và Lào, Nhóm dự án Phát triển các-bon thấp tại Hà Nội, UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, cùng đại diện một số tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh có 20 mô hình trồng trọt áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 20 mô hình đang áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, tập trung tại các huyện: Lạc Thủy (9 mô hình tưới phun mưa), Yên Thủy (3 mô hình tưới phun mưa), Lương Sơn (5 mô hình tưới phun mưa), Cao Phong (02 mô hình tưới phun mưa và 01 mô hình tưới nhỏ giọt). Nhìn chung, các mô hình đều hoạt động tốt, mang lại hiệu quả tích cực và được các cơ quan chuyên ngành đánh giá cao.

Người dân Kim Truy- Cuối Hạ bức xúc vì trại lợn gây ô nhiễm

(HBĐT) - Trang trại chăn nuôi lợn với quy mô 6.000 con/đợt do bà Nguyễn Thị Nguyệt Minh làm chủ đầu tư tại xóm Trại Ổi, xã Kim Truy (Kim Bôi) đi vào hoạt động từ đầu năm 2014. Mục tiêu tạo thu nhập cho chủ đầu tư, cán bộ, nhân viên tại trại, đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người dân. Đồng thời, tạo thêm thu nhập cho một số lao động trên địa bàn, góp phần vào nguồn thu ngân sách, phát triển ngành sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Tuy nhiên, quá trình hoạt động đã gây ra những ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc cho người dân xung quanh.

Miền bắc có mưa dông, đề phòng lũ quét, sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén có trục đi qua khu vực Bắc Bộ nên ở thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc Bắc Bộ vào buổi chiều những ngày đầu tuần sẽ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và rải rác có dông. Dự báo đợt mưa lớn này sẽ kéo dài đến ngày 21-8.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục